Quá trình thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được nhà nước quy định rõ ràng trong Luật. Các cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty cần tìm hiểu kỹ về vấn đề này để thực hiện đúng. Thủ tục thành lập công ty là một trong những vấn đề cần được lưu ý. Bạn muốn thành lập công ty nhưng không biết thủ tục các bước sẽ được thực hiện như thế nào? Chia sẻ dưới đây của Kế Toán Thuận Thiên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ quy trình thủ tục thành lập công ty chuẩn
Khi thực hiện thủ tục thành lập công ty cần chú ý gì?
Thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì?
Những yếu tố cơ bản tất yếu cần chuẩn bị chính là:
- Địa chỉ công ty để đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đây bắt buộc phải là địa chỉ hợp pháp và thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp hoặc có thể được thuê, mượn từ người khác
- Chuẩn bị các thông tin như Tên doanh nghiệp ( lưu ý cách đặt tên cho doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện của pháp luật), vốn điều lệ đăng ký thành lập là bao nhiêu, người đại diện pháp luật là ai,..
- Tiếp theo là các giấy tờ liên quan đến những thành viên tham gia góp vốn, cổ đông. Như nếu thành lập công ty TNHH thì cần chuẩn bị bản sao công chứng, căn cước công dân,.. Và một số giấy tờ khác.
Xem thêm: Thành lập công ty tại quận 5
3 giai đoạn chính trong thủ tục thành lập công ty
Thủ tục thành lập công ty là quá trình chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ theo quy định để nộp cơ quan chức năng xét duyệt. Khá nhiều hồ sơ thủ tục liên quan mà doanh nghiệp cần thực hiện tuần tự, tránh sai sót ảnh hưởng đến kết quả đăng ký. Cụ thể, quy trình thủ tục thành lập công ty gồm 3 bước chính sau:
Chuẩn bị hồ sơ
- Tùy thuộc vào mô hình công ty mà cá nhân, tổ chức muốn đăng ký mà yêu cầu hồ sơ sẽ có giấy tờ khác nhau. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, đơn vị cần lưu ý:
- Xác định mô hình công ty: Trước tiên, bạn cần xác định được mô hình công ty thuộc 1 trong 4 loại phổ biến sau: Công ty tư nhân, công ty hợp doanh, mô hình TNHH 1 thành viên/ 2 thành viên, công ty cổ phần. Lưu ý, cần chọn mô hình phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty trong tương lai.
- Đặt trên công ty: Nhiệm vụ đặt tên công ty cần được thực hiện trước khi soạn thảo hồ sơ. Yêu cầu tên công ty không gây nhầm lẫn, trùng lặp với các đối tượng đã đăng ký. Lưu ý, cách đặt tên công ty cần đảm bảo ngắn gọn, dễ nhớ, tiếp thị tốt và kết nối với khách hàng, giúp đối tác dễ liên tưởng và nhớ đến doanh nghiệp.
- Xác định trụ sở công ty: Là địa chỉ cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là địa chỉ chung cư hay nhà tập thể.
- Đăng ký vốn điều lệ doanh nghiệp: Số vốn mà các thành viên và cổ đông cam kết đóng góp.
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Nằm trong danh sách ngành nghề kinh doanh Việt Nam, được quy định tại điều 7, Luật doanh nghiệp.
- Lựa chọn chức danh người đại diện pháp lý: Thể hiện trong điều lệ công ty, thể hiện quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của người đại diện công ty.
Cụ thể hồ sơ đăng ký thành lập công ty sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp, theo mẫu quy định.
- Dự thảo điều lệ công ty, có đầy đủ chữ ký của các thành viên/ cổ đông.
- Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập.
- Giấy tờ chứng minh nhân thân của các thành viên/ cổ đông.
- Văn bản xác thực vốn pháp định, áp dụng với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Bản sao có công chứng bằng hoặc chứng chỉ hành nghề.
Nộp hồ sơ
Người chuẩn bị hồ sơ là đại diện pháp lý của công ty hoặc người được ủy quyền đến phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh. Hình thức nộp hồ sơ đến nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, qua bưu chính hoặc thông qua cổng thông tin quốc gia.
Giải quyết hồ sơ
Hồ sơ được tiếp nhận tại bộ phận 1 cửa, phòng đăng ký kinh doanh. Sau 3 ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chức năng có nhiệm vụ xem xét tính chính xác và đầy đủ của hồ sơ theo quy định và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc phản hồi nếu hồ sơ không đủ/ sai thông tin. Trường hợp sai thông tin cần có văn bản đi kèm nêu rõ, hướng dẫn điều chỉnh. Thời gian nhận đăng ký kinh doanh sẽ là 5-7 ngày, không kể ngày lễ và thứ 7, chủ nhật.
Xem thêm: Thành lập công ty tại Tây Ninh
Thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị địa chỉ trụ sở doanh nghiệp. Có thể thuê, mướn và chuẩn bị các thông tin khác khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Các thành viên góp vốn thông qua các thông tin và ký kết hồ sơ đăng ký thành lập.
Bước 3: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Bước 4: Tiến hành khắc dấu tròn công ty.
Bước 5: Đăng bố cáo doanh nghiệp thành lập.
Bước 6: Đăng ký mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, dịch vụ chữ ký số, dịch vụ hóa đơn điện tử, đăng ký kê khai và nộp thuế online.
Bước 7: Treo biển hiệu và bắt đầu kinh doanh.
Xem thêm: Thành lập công ty tại Long An
Một số thủ tục sau khi thành lập công ty mới nhất
Nhà nước có những thay đổi điều chỉnh trong việc quản lý thành lập doanh nghiệp mới. Cụ thể, một số thủ tục thành lập công ty mới mà đơn vị cần lưu ý:
- Công bố nội dung đăng ký kinh doanh, trên cổng thông tin quốc gia, căn cứ Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020.
- Khắc con dấu công ty, căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Làm biển công ty treo tại trụ sở doanh nghiệp, nếu không có sẽ bị phạt từ 10-15 triệu đồng.
- Đăng ký chữ ký số và nộp tờ khai thuế ban đầu, căn cứ Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13.
- Mở tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp thuế điện tử, theo quy định của Luật Thuế.
- Thực hiện góp vốn điều lệ theo cam kết, theo luật Doanh nghiệp 2020.
- Đăng ký sử dụng hóa đơn theo quy định, cụ thể ở đây là thực hiện hóa đơn điện tử.
Những thủ tục cần chuẩn bị khi thành lập công ty
Xem thêm: Công ty mới thành lập cần làm gì?
Chi phí và dịch vụ thành lập công ty tại Kế Toán Thuận Thiên
Sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Kế Toán Thuận Thiên là giải pháp cho nhiều đơn vị, cá nhân chưa nắm rõ về luật. Chi phí cho dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Kế Toán Thuận Thiên sẽ là 250,000 đồng. Trong đó, mức phí sẽ là 750.000 nghìn đồng phí đóng cho cơ quan chức năng để nhận giấy đăng ký doanh nghiệp và 250.000 nghìn đồng phí dịch vụ.
Kế Toán Thuận Thiên sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện trọn gói từ A-Z, tư vấn các vấn đề liên quan đến thành lập công ty, các vấn đề liên quan sau khi thành lập.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ về quy trình, thủ tục thành lập công ty chuẩn, theo quy định. Khách hàng quan tâm, có nhu cầu được tư vấn hỗ trợ dịch vụ, liên hệ ngay với Kế Toán Thuận Thiên.
Xem thêm: