Nhà nước quản lý doanh nghiệp trên thị trường bằng hệ thống luật và nghị định, thông tư đi kèm. Việc thành lập mới hay tạm dừng kinh doanh của công ty chịu sự giám sát, quản lý của cơ quan chức năng. Trong nhiều trường hợp, công ty không thể tiếp tục hoạt động, sẽ phải tạm dừng kinh doanh. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh gồm những bước gì? Hồ sơ chuẩn bị ra sao? Cùng Thuận Thiên giải đáp thắc mắc liên quan đến các thủ tục tạm ngừng kinh doanh qua bài viết sau nhé!
Thế nào là tạm ngừng kinh doanh?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm ngưng toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định, vì các lý do khác nhau. Theo luật doanh nghiệp 2020 quy định, công ty muốn tạm dừng kinh doanh cần thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan chức năng.
Các lý do khiến công ty tạm ngừng kinh doanh thường gặp như:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, do sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, nền kinh tế khủng hoảng, dẫn đến khó khăn về vốn, nguồn tiền, doanh thu thấp… Đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ thời gian đầu dễ gặp khó khăn về kinh tế, do dòng tiền không ổn định.
- Sự thay đổi về nhân sự công ty, cơ cấu doanh nghiệp, chuyển địa chỉ công ty.
- Doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ, không thể tiếp tục sản xuất kinh doanh như bình thường và công ty tạm dừng kinh doanh 1 thời gian.
- Chủ doanh nghiệp muốn chuyển đổi ngành nghề để kinh doanh hiệu quả hơn.
Thế nào là tạm ngừng kinh doanh? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Tạm ngừng kinh doanh lần 2
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định, công ty muốn tạm dừng kinh doanh cần tuân thủ theo luật quy định, thông báo với cơ quan chức năng. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty cần tuân thủ các bước hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo quy định. Công ty cần chuẩn bị giấy tờ chứng minh chính xác, liên quan đến yêu cầu tạm ngừng kinh doanh của đơn vị, để được cơ quan chức năng xét duyệt. Thông thường công ty thường lấy lý do kinh doanh thua lỗ, khó khăn về tài chính, tái cơ cấu công ty để tạm ngừng kinh doanh.
Bước 2: Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư Tỉnh (nơi công ty đặt trụ sở chính).
Bước 3: Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ và tiến hành thẩm định thông tin, tính chính xác của các giấy tờ. Hiện nay, với ứng dụng công nghệ 4.0, cơ quan chức năng sẽ cập nhật tình hình quá trình xử lý hồ sơ, tình trạng hồ sơ để doanh nghiệp theo dõi.
Bước 4: Nhận kết quả từ phòng đăng ký kinh doanh về quyết định tạm ngừng kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, công ty sẽ được phép tạm ngừng kinh doanh hợp lệ, theo quy định. Trường hợp hồ sơ không chính xác, sai sót sẽ có văn bản hướng dẫn đi kèm yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin.
Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ
Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin tạm ngừng kinh doanh
Chuẩn bị hồ sơ tạm dừng kinh doanh của doanh nghiệp luôn là bước khó nhất, ảnh hưởng đến quá trình được xét duyệt. Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh tùy theo từng mô hình công ty mà yêu cầu giấy tờ khác nhau. Cụ thể:
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh sẽ bao gồm các giấy tờ sau.
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh theo mẫu chung.
- Quyết định tạm ngừng kinh doanh và bản sao biên bản họp hội đồng thành viên, có đầy đủ chữ ký (áp dụng với công ty TNHH 2 thành viên).
- Quyết định tạm dừng kinh doanh của chủ sở hữu doanh nghiệp (áp dụng với công ty TNHH 1 thành viên)
- Quyết định tạm dừng kinh doanh và bản sao biên bản họp hội đồng quản trị, có sự thống nhất của các cổ đông lớn góp vốn (áp dụng với công ty cổ phần).
- Quyết định tạm dừng và bản sao biên bản họp các thành viên công ty hợp doanh.
- Giấy ủy quyền cho đơn vị/ cá nhân thay mặt công ty thực hiện hồ sơ (nếu sử dụng dịch vụ ngoài)
Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin tạm ngừng kinh doanh (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh
Thời gian tạm ngừng kinh doanh khá quan trọng, các công ty cần lưu ý về giới hạn theo quy định pháp luật. Cụ thể, theo luật doanh nghiệp 2020, thời hạn tạm ngừng kinh doanh mỗi lần của công ty không quá 12 tháng. Hết thời gian tạm ngừng theo đăng ký, mà đơn vị vẫn muốn tạm ngừng kinh doanh cần thực hiện đăng ký với cơ quan chức năng (phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch đầu tư). Thời hạn tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không quá 2 năm, theo quy định.
Thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày quyết định tạm ngừng kinh doanh.
Thời gian xử lý hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại cơ quan chức năng, chậm nhất 3 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Quá trình thực hiện tạm ngừng kinh doanh sẽ có nhiều vấn đề mà doanh nghiệp cần lưu ý. Cụ thể như sau:
- Nội dung hồ sơ tạm ngừng kinh doanh cần thực hiện đúng theo mẫu, với các thông tin quan trọng sau: Tên doanh nghiệp, mã số công ty/ mã số thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, thời gian tạm thời kinh doanh cụ thể (không quá 12 tháng/ lần), lý do tạm ngừng, đại diện theo pháp luật của công ty kỹ rõ họ tên và đóng dấu.
- Hồ sơ nộp cho cơ quan chức năng không viết tay mà được đánh máy, không sử dụng kim bấm trên hồ sơ và các giấy tờ phải ở khổ A4.
- Doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh, ít nhất 15 ngày trước khi chính thức tạm ngừng kinh doanh.
- Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty phải hoàn thành đủ số thuế còn nợ với nhà nước. Tiếp tục thanh toán các khoản nợ và hợp đồng đã ký trước đó với người lao động và khách hàng (trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận thống nhất).
- Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không cần nộp hồ sơ khai thuế, nhưng vẫn phải nộp tờ khai thuế cho thời gian hoạt động.
- Trường hợp người khai thuế không chọn năm dương lịch hoặc năm tài chính, vẫn phải nộp quyết toán thuế năm.
- Cơ quan chức năng là đơn vị có trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế, về việc người đăng ký kinh doanh tạm ngừng hoạt động. Doanh nghiệp không cần thông báo với cơ quan thuế.
Lời kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cần tìm hiểu kỹ quy định, thủ tục tạm ngừng kinh doanh, để thực hiện đúng các yêu cầu. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ, liên hệ ngay với Kế Toán Thuận Thiên để được chuyên viên luật hỗ trợ hướng dẫn thủ tục tạm ngừng kinh doanh và làm việc với cơ quan chức năng, cũng như giải quyết các vấn đề sau thông báo của doanh nghiệp.
Xem thêm: Quy mô doanh nghiệp