Khi nhắc đến hành trình khởi nghiệp, nhiều người thường hình dung về một con đường đầy ắp sự sáng tạo, tự do và thành công rực rỡ. Tuy nhiên, thực tế của quá trình này thường phức tạp và thách thức hơn rất nhiều.
Trong bài viết 15 Khó Khăn Khi Khởi Nghiệp Mà Startup Nào Cũng Gặp Phải, và giải pháp giúp bạn vượt qua khó khăn chúng ta sẽ cùng khám phá những thách thức phổ biến mà hầu hết các startup phải đối mặt, cũng như những phương pháp và chiến lược hiệu quả để vượt qua chúng.
I. Thiếu kiến thức và kinh nghiệm, khó khăn khi khởi nghiệp mà startup nào cũng gặp phải
Với các startup trẻ, kiến thức và kinh nghiệm chính là những yếu tố thiếu nhiều nhất. Những đơn vị, cá nhân mới thành lập công ty, bắt đầu hoạt động kinh doanh sẽ thiếu kinh nghiệm trong việc vận hành hệ thống gồm nhiều phòng ban, cách kết nối tạo thành 1 thể thống nhất mang lại hiệu quả công việc cao.
Ngoài ra, kiến thức về thị trường, tìm kiếm, phân tích khách hàng cũng mới mẻ với các doanh nghiệp còn non trẻ. Khi mới bước chân vào một lĩnh vực mới, bạn sẽ là một tân binh, thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm so với các ông lớn lâu năm. Việc cạnh tranh với đối thủ trên thị trường cũng còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, nhiệt huyết và đam mê chính là điểm mạnh của các doanh nghiệp mới, khi bước chân vào thị trường kinh tế.
Giải Pháp: Tận dụng nguồn tài nguyên tri thức vô tận từ các khóa học trực tuyến, sách và hội thảo. Đồng thời, tìm kiếm sự hướng dẫn từ các chuyên gia và doanh nhân thành công trong ngành để tích lũy bí quyết và chiến lược kinh doanh hiệu quả.
II. Nguồn nhân sự mới chưa chất lượng
Khó khăn khi khởi nghiệp khác mà doanh nghiệp mới phải đối mặt đó là nguồn nhân sự mới chưa thực sự chất lượng. Có thể bạn thuê được nhiều người giỏi, tuy nhiên, việc kết nối môi trường làm việc còn chưa thực sự hiệu quả, mang lại hiệu suất công việc tối đa.
Việc lựa chọn đúng nhân sự có đủ năng lực và nhiệt huyết rất quan trọng, giúp công ty vượt qua thời gian đầu khởi nghiệp khó khăn. Tuy nhiên, Startup cũng khá hạn chế trong việc lựa chọn nhân sự có kinh nghiệm. Bởi, nguồn nhân sự này sẽ yêu cầu mức lương cao, cũng như môi trường làm việc nhiều cơ hội phát triển. Đây cũng là điểm hạn chế ảnh hưởng đến tìm nhân sự chất lượng cho công ty.
Giải Pháp: Xây dựng một hệ thống tuyển dụng khéo léo và chất lượng, kết hợp với chính sách đào tạo và phát triển nhân viên, tạo dựng quy trình Onboarding phù hợp. Tạo môi trường làm việc hấp dẫn để thu hút tài năng, đồng thời phát huy tối đa năng lực của mỗi cá nhân.
III. Khả năng kiểm toán yếu
Vấn đề lớn nhất của các doanh nghiệp mới thành lập là vấn đề kiểm toán đang còn yếu. Thông thường, công ty mới thường miệt mài ra mắt sản phẩm mới, tiếp thị sản phẩm mà chưa biết cách cân đối tài chính, kế toán… Dẫn đến những thâm hụt trong quản lý tiền, vốn đầu tư.
Việc quản lý tài chính, kiểm toán các dự án quan trọng, cân đối nguồn tiền sử dụng giúp dự án đạt thành công tốt. Tuy nhiên, các công ty mới thường gặp hạn chế trong việc kiểm toán, cân đối thu chi, quản lý dòng tiền thời gian đầu.
Giải Pháp: Giải pháp hiệu quả là cần thuê nhân lực kế toán có chuyên môn, năng lực để quản lý tài chính cho công ty. Tuy nhiên, nếu đơn vị khó khăn trong việc tuyển kế toán, kiểm soát viên, thì dịch vụ kế toán trọn gói của Thuận Thiên sẽ là giải pháp cho các công ty mới. Thuận thiên hỗ trợ khách hàng giải quyết vấn đề liên quan đến tài chính, thuế, cân đối thu chi.
IV. Thiếu sót trong xây dựng cấu trúc công ty
Cơ cấu tổ chức được xem là một nền tảng vững chắc để công ty có thể hoạt động đúng quy trình và chuyên nghiệp hơn. Tất nhiên trong quá trình khởi nghiệp, việc thiếu sót trong việc xây dựng cơ cấu công ty cũng như quản lý sẽ gặp nhiều thiếu sót.
Giải Pháp: Để hạn chế sai sót, ngay từ những bước đầu tiên, việc hình thành văn hóa tổ chức, xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn và các quy tắc kinh doanh là cực kỳ quan trọng, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần chú trọng tập trung.
V. Áp lực thời gian
Doanh nghiệp mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh thường gặp áp lực về thời gian. Bởi, các nhà đầu tư thường khó nóng ruột trong việc đầu tư, tạo ra lợi nhuận. Nhà đầu tư, thành viên góp vốn thường muốn tối ưu để tạo ra lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá khó với các doanh nghiệp mới, từ đó tạo nên áp lực cho bộ máy quản lý.
Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn cần cẩn trọng đưa ra quyết định phù hợp để dự án thành công, thay vì nóng vội, cắt bớt thời gian không hợp lý. Thời gian là tiền bạc trong kinh doanh, nhưng cần cẩn trọng và có kế hoạch cụ thể.
Giải Pháp: Mặc dù chúng ta biết thời gian là áp lực lớn, tuy nhiên khi đã có kế hoạch rõ ràng, nguồn vốn tốt, nhân sự chất lượng và sự quyết tâm thì cứ thế chúng ta từng bước phát triển, và vững lòng tin chúng ta có thể thực hiện tốt những gì trong kế hoặc đề ra.
VI. Thiếu vốn đầu tư
Vốn đầu tư chính là vấn đề quan trọng mà mỗi người cần đối mặt khi bắt đầu khởi nghiệp, và dường như không có vốn đầu tư chúng ta cũng không thể làm gì cả, ngay cả khi chúng ta rất rất giỏi trong lĩnh vực mà mình đang startup. Không phải ai cũng đủ tiềm lực tài chính, tiền bạc để bắt đầu khởi nghiệp với mô hình kinh doanh, sản xuất của mình.
Nếu không có số vốn nhất định, chắc chắn doanh nghiệp sẽ không thể duy trì sự tồn tại và phát triển công ty. Các Startup giai đoạn đầu chưa chứng minh được năng lực càng khó khăn hơn trong việc huy động và kêu gọi vốn.
Bên cạnh đó, nhiều công ty khởi nghiệp mới ra đời, việc kêu gọi vốn rất cạnh tranh, đặc biệt giữa các đối thủ trong cùng lĩnh vực. Doanh nghiệp cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, lựa chọn ngách phù hợp để phát triển, thể hiện được tiềm năng dự án với các nhà đầu tư.
Giải Pháp: Tìm kiếm các nguồn tài trợ khác nhau, từ vốn hỗ trợ của chính phủ, vay ngân hàng, đến các nhà đầu tư thiên thần. Ngoài ra, xem xét khả năng crowdfunding để giảm sự phụ thuộc vào vốn ngoại lai.
VII. Khó khăn trong việc xác định thị trường mục tiêu
Đây là bài toán khó cho các nhà khởi nghiệp, thị trường mục tiêu có thể xem là yếu tố tiên quyết tạo ra giá thành, chi phí cho sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta đang đầu tư. Nếu bạn không thể hiểu và đo lường được thì trường, phân khúc khách hàng và insight khách hàng tiềm năng thì bạn sẽ không thể tính toán được mức doanh thu ước tính, tỉ lệ hồi vốn và vô số những thứ khác.
Ví dụ bạn đang muốn kinh doanh khởi nghiệp chuỗi cửa hàng Sushi, nhưng lại mở cửa hàng ở các vùng quê nơi mà đa số mọi người chỉ thích các thức ăn truyền thống địa phương, thì bạn sẽ khó có cơ hội thành công tại địa phương này.
Giải Pháp: Thực hiện nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng và sử dụng dữ liệu để phân tích nhu cầu và hành vi của khách hàng. Áp dụng phương pháp Lean Startup để thử nghiệm và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
VIII. Duy trì dòng tiền
Quản lý dòng tiền là một trong những thách thức lớn, đặc biệt khi phải cân đối giữa thu và chi trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn đầu chúng ta thường có rất nhiều thứ phải chi tiêu, và khi vung tay quá trán thì tất nhiên bạn sẽ không thể duy trì startup của mình được lâu dài.
Giải Pháp: Trong giai đoạn này, việc đầu tiên và tiên quyết phải thực hiện đó là tiết kiệm, tiết kiệm hết mức tối đa và làm sao dòng tiền của bạn có thể duy trì càng lâu càng tốt. Đồng thời, phát triển kế hoạch tài chính chi tiết và thực hiện theo dõi chặt chẽ dòng tiền. Sử dụng các công cụ quản lý tài chính để theo dõi dòng tiền
IX. Khó khăn trong việc tuyển dụng
Tìm kiếm và thu hút nhân tài phù hợp là một thách thức, đặc biệt khi doanh nghiệp mới thường không có thương hiệu mạnh trên thị trường lao động. Tuy hiện tại thị trường lao động phổ thông khá đông, nhưng để có những nhân sự lành nghề chuyên môn thì không phải dễ.
Giải Pháp: Xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và cung cấp một môi trường làm việc hấp dẫn. Sử dụng các nền tảng tuyển dụng trực tuyến và mạng lưới chuyên nghiệp để tiếp cận nguồn nhân lực rộng lớn. Đồng thời có thể tận dụng các mối quan hệ sẵn có của mình.
X. Thách thức trong marketing và bán hàng
Xây dựng và triển khai các chiến lược marketing hiệu quả cùng với việc tạo ra doanh số bán hàng là bài toán khó cho nhiều doanh nghiệp mới. Không phải ai cũng có thể hiểu và xây dựng một hệ thống marketing và phễu bán hàng tối ưu, và marketing và bán hàng sẽ là một cánh cửa khó khăn để khách hàng biết đến bạn.
Giải Pháp: Bước đầu hãy tập trung vào marketing nội dung và mạng xã hội để tạo dựng sự nhận diện thương hiệu. Áp dụng các chiến thuật bán hàng hiện đại như inbound marketing và phân tích dữ liệu khách hàng. Sau đó hãy tìm những chuyên gia để có thể học hỏi và trau dồi kinh nghiệm.
XI. Đối mặt với cạnh tranh
Thị trường cạnh tranh ngày càng tăng cao và trở nên khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi các nhà sáng lập phải có một ý tưởng độc đáo và chiến lược cạnh tranh rõ ràng để giành được thị phần.
Ngoài ra, thị trường thay đổi liên tục cũng là một trong những rủi ro khi khởi nghiệm đáng chú ý, các nhà sáng lập phải luôn cập nhật và thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Giải Pháp: Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh, đồng thời tìm kiếm điểm khác biệt và tạo ra giá trị độc đáo cho sản phẩm/dịch vụ của mình.
XII. Thách thức công nghệ
Việc theo kịp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và áp dụng chúng một cách hiệu quả trong kinh doanh là thách thức lớn. Hiện nay có vô số công nghệ mới phát triển mỗi ngày, cùng với AI (trí tuệ nhân tạo) cũng góp phần làm cho những lao động phổ thông bị thay thế. Doanh nghiệp mới nếu không theo kịp công nghệ sẽ sớm bị đào thải, ngay cả những công ty lớn, nếu không áp dụng công nghệ thì cơ hội cạnh tranh cũng sẽ giảm đi đáng kể.
XIII. Vấn đề pháp lý và tuân thủ
Các doanh nghiệp mới thường phải đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý, bao gồm việc đăng ký doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu và sở hữu trí tuệ. Việc tuân thủ các quy định pháp lý và đối mặt với các thách thức pháp lý là điều không thể tránh khỏi, nhưng lại thường gây khó khăn cho các doanh nghiệp mới.
Giải Pháp: Tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định pháp lý liên quan và hợp tác với luật sư chuyên nghiệp. Áp dụng các hệ thống quản lý để đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đồng thời bạn có thể tìm hiểu các Agency pháp lý như Thuận Thiên để có thể hỗ trợ mặt pháp lý cho doanh nghiệp, giúp bạn tuân thủ pháp lý, pháp luật.
XIV. Xây dựng mối quan hệ và mạng lưới
Việc thiết lập và duy trì mạng lưới quan hệ là một phần quan trọng của sự thành công trong kinh doanh. Tuy nhiên, việc xây dựng mối quan hệ chất lượng và bền vững không phải là điều dễ dàng, đặc biệt khi bạn mới bắt đầu và chưa có nhiều kết nối.
Giải Pháp: Bắt đầu bằng việc tham gia các sự kiện ngành nghề, hội chợ, và hội thảo để mở rộng mạng lưới. Phát triển mối quan hệ qua mạng xã hội chuyên nghiệp như LinkedIn. Đặc biệt, không chỉ kết nối mà còn cần nuôi dưỡng các mối quan hệ đó bằng cách thường xuyên tương tác, chia sẻ kiến thức và cơ hội.
XV. Duy trì động lực và tâm lý
Duy trì động lực và tâm lý tích cực là thách thức không nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn đầy áp lực và thử thách của quá trình khởi nghiệp. Việc không giữ được tinh thần lạc quan và tập trung có thể dẫn đến sự chậm trễ hoặc thất bại trong việc đạt mục tiêu.
Giải Pháp: Xây dựng thói quen và lịch trình làm việc khoa học để cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Áp dụng các phương pháp giảm stress như thiền, tập thể dục và dành thời gian cho sở thích cá nhân. Ngoài ra, tham gia vào các cộng đồng doanh nhân để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ người khác
Quan trọng hơn cả, hành trình khởi nghiệp đòi hỏi sự kiên trì, dũng cảm và không ngừng học hỏi. Mỗi thách thức đều ẩn chứa bài học quý báu, giúp chúng ta trưởng thành và mạnh mẽ hơn trên con đường đầy thử thách này.
Hãy nhớ rằng, thành công không phải là điểm đến cuối cùng mà là quá trình không ngừng phấn đấu và vươn lên. Với tinh thần này, mỗi startup, dù nhỏ bé, cũng có thể vươn tới những tầm cao mới và đạt được những thành tựu đáng kinh ngạc. Chúc bạn may mắn và thành công trên hành trình khởi nghiệp của mình!