Bảo hiểm xã hội bắt buộc là chính sách quan trọng đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cân đối với đối tượng sử dụng lao động hiện nay. Nhà nước quản lý về việc đóng và tham gia bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp. Đây cũng là nghiệp vụ quan trọng cần thực hiện khi các công ty mới thành lập, tránh vi phạm bị xử lý hành chính. Hoạt động truy thu bảo hiểm xã hội được cơ quan chức năng thực hiện liên tục, yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu để thực hiện đúng. Trước tiên chúng ta cần hiểu về: “truy thu bảo hiểm xã hội là gì?”. Những trường hợp nào bị truy thu BHXH? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu về truy thu BHXH qua bài viết sau nhé!
Truy thu bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ pháp lý tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH được ban hành ngày 14/4/2017, thì truy thu BHXH sẽ là hoạt động cơ quan chức năng thu tiền phải đóng liên quan đến: bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… của các trường hợp trốn đóng hoặc đóng không đủ của đối tượng bắt buộc tham gia BHXH hoặc trường hợp chiếm dụng tiền hưởng BHXH, BHTN, BHYT, BHTNLĐ, BNN của người được hưởng.
Thời hạn truy thu BHXH được quy định tại khoản 2, Điều 28, Quyết định 595/QĐ-BHXH, cụ thể:
- Với trường hợp vi phạm về đóng BHXH và các khoản khác: không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu theo quy định.
- Với trường hợp điều chỉnh tăng lương đóng BHXH và các khoản khác, đã đóng theo mức cũ: thời gian không quá 3 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Truy thu bảo hiểm xã hội là gì? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Bảo hiểm bắt buộc
Những trường hợp nào bị truy thu bảo hiểm xã hội?
Nhà nước có quy định rõ về trường hợp bị truy thu bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
Trường hợp trốn đóng BHXH: các tổ chức, công ty trốn đóng hoặc đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH theo quy định, đối tượng chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do cơ quan và các ban ngành liên quan thanh tra, kết luận từ ngày 01/01/2016. Ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, cơ quan chức năng sẽ truy thu thêm số tiền lãi dựa trên số tiền trốn đóng, thời gian và mức lãi suất theo quy định. Cụ thể quy định về lãi suất mức đóng chậm như sau:
- Toàn bộ thời gian đối tượng trốn đóng trước ngày 01/01/2016, sẽ áp dụng mức lãi suất đóng chậm theo quy định năm 2016.
- Với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, lãi suất sẽ được áp dụng với từng năm chậm đóng, đến thời điểm cơ quan chức năng phát hiện trốn đóng.
Trường hợp người lao động tại nước ngoài theo hợp đồng lao động: khi người lao động chấm dứt hợp đồng về nước sẽ bị truy đóng BHXH trong thời gian đi làm, theo hợp đồng lao động nhưng chưa đóng. Cụ thể truy thu sẽ áp dụng như sau:
- Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động và về nước được 6 tháng mới tiến hành truy thu, thì số tiền truy thu sẽ phải đóng là tổng số tiền đóng BHXH theo quy định cùng tiền lãi truy thu dựa trên số tiền chưa đóng.
- Trường hợp truy thu khi tăng bậc lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đã đóng cho người lao động. Tổng số tiền phải đóng khi truy thu bằng tổng số tiền đóng (BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN) theo quy định và tiền lãi tương ứng.
Trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến bảo hiểm cho người lao động.
Xem thêm: đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Điều kiện truy thu bảo hiểm xã hội
Nhà nước cũng có quy định cụ thể về điều kiện truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc và các loại bảo hiểm liên quan. Cụ thể, các điều kiện truy thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền liên quan hoặc cơ quan BHXH buộc truy thu theo quy định.
- Đơn vị, doanh nghiệp sử dụng lao động đề nghị truy thu với người lao động.
- Hồ sơ đề nghị truy thu của các bên đúng và đủ theo quy định tại phụ lục 02.
Luật BHXH quy định với các trường hợp sau theo phụ lục 02:
- Trường hợp đơn vị đề nghị truy thu người lao động, cộng nối thời gian dưới 3 tháng. Lúc này, cán bộ truy thu có trách nhiệm kiểm tra theo dõi hồ sơ theo phụ lục 02.
- Trường hợp đơn vị yêu cầu truy thu có thời gian cộng nối từ 3-6 tháng. Yêu cầu trong thời gian 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cán bộ phải lập biên bản theo mẫu số D04h-TS, sau đó trình giám đốc cơ quan BHXH phê duyệt.
- Trường hợp đơn vị truy thu cộng nối thời gian từ 6 tháng trở lên. Trong thời gian 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cán bộ lập biên bản theo mẫu D04-TS, trình giám đốc BHXH và thực hiện kiểm tra, truy thu đột xuất.
Tiền lương căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu BHXH như thế nào?
- Hoạt động truy thu BHXH sẽ xác định dựa trên tiền lương của người lao động. Cụ thể tiền lương được xác định bằng mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động, theo quy định của pháp luật. Số tiền lương này ứng với thời gian truy thu và có ghi trong sổ BHXH của người lao động.
- Tỷ lệ truy thu được xác định bằng: tỷ lệ % tiền lương hàng tháng làm căn cứ để đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN áp dụng theo từng thời kỳ mà nhà nước quy định.
Lời kết
Hoạt động truy thu bảo hiểm xã hội là sự rà soát, kiểm tra của cơ quan chức năng đảm bảo đối tượng phải tham gia BHXH đúng quy định. Đây là trách nghiệm quan trọng của cơ quan chức năng, nhằm đảm bảo sự công bằng, minh bạch cho người lao động và cả người sử dụng lao động. Hoạt động truy thu đóng BHXH đúng đối tượng cần thiết để đảm bảo bổ sung đủ ngân sách nhà nước cho các chính sách an sinh xã hội. Hy vọng thông tin trên đây của Thuận Thiên sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu rõ về truy thu BHXH theo quy định pháp luật.
Xem thêm: