Để thực hiện thuê người đại diện theo pháp luật hiệu quả, bạn cần hiểu bản chất chức vụ và vị trí này là gì? Vậy, người đại diện theo pháp luật được khái niệm như thế nào, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp ra sao? Cùng giải đáp thắc mắc về thuê người đại diện theo pháp luật của công ty qua bài viết sau.
Người đại diện theo pháp luật là ai?
Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu bản chất và định nghĩa về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là ai?
Căn cứ Điều 13, Luật doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh, giao dịch của tổ chức đó. Người đại diện cho doanh nghiệp sẽ thực hiện tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền hoặc nghĩa vụ liên quan trước trọng tài/ tòa án hoặc các quyền/ nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật nước ta.
Khá nhiều người thắc mắc liên quan đến: “Công ty có thể thuê người đại diện theo pháp luật không?” Theo quy định luật doanh nghiệp 2020, nhà nước không cấm doanh nghiệp thuê người đại diện theo pháp luật, thay thế các cổ đông/ thành viên đảm nhiệm vị trí này. Do vậy, công ty có thể thuê cá nhân ngoài làm người đại diện trước pháp luật.
Xem thêm: Người đại diện pháp luật
Quan hệ giữa người đại diện theo pháp luật được thuê và doanh nghiệp
Vậy, mối quan hệ giữa công ty và người đại diện theo pháp luật được thuê sẽ như thế nào?
Trong trường hợp này, công ty với người đại diện theo pháp luật được thuê sẽ là mối quan hệ giữa người lao động và sử dụng lao động. Mối quan hệ này sẽ được quy định và điều chỉnh bởi luật doanh nghiệp cũng như luật lao động.
Người được thuê làm đại diện pháp luật sẽ ký hợp đồng lao động với đại diện của công ty (tổng giám đốc/ chủ tịch hội đồng quản trị/ chủ tịch hội đồng thành viên/ chủ doanh nghiệp tư nhân). Lúc này, người được thuê sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với công ty, theo điều khoản ghi trong hợp đồng lao động.
Quan hệ giữa người đại diện theo pháp luật được thuê và doanh nghiệp (nguồn: Internet)
Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh
Chức danh của người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật được thuê của công ty sẽ đảm nhiệm các chức danh sau đây: Giám đốc/ tổng giám đốc hoặc các chức danh quản lý khác và có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết hợp đồng giao dịch, theo điều lệ doanh nghiệp. Một số chức danh khác của người được thuê có thể là: Phó giám đốc, giám đốc điều hành, phó tổng giám đốc.
Người đại diện theo pháp luật được thuê của công ty không thể nắm giữ các chức danh như: Chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên. Bởi đây là các chức danh chỉ cá nhân tham gia góp vốn mới được phép đảm nhiệm.
Xem thêm: Thay đổi người đại diện pháp luật
Người đại diện theo pháp luật có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo điều 14, luật doanh nghiệp 2020, trách nhiệm của người đại diện pháp luật của công ty sẽ như sau:
- Thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao để mang lại lợi ích tối đa cho công ty, trong quá trình nắm giữ chức vụ.
- Không sử dụng thông tin, bí mật kinh doanh của công ty để trục lợi cá nhân.
- Không lạm dụng chức vụ, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp để thu lợi cho bản thân hay cá nhân khác.
- Trường hợp vi phạm các quy định trên, người đại diện phải chịu trách nhiệm liên quan đến các hậu quả gây ra cho công ty.
Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật được thuê sẽ có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020, người đại diện được thuê sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc hàng ngày, giao dịch của công ty.
- Tổ chức thực hiện và triển khai các dự án kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, các chức danh trong công ty, tuyển dụng người lao động vào vị trí phù hợp. Trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định bổ nhiệm của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, chủ tịch công ty…
- Ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, trừ hợp đồng thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên/ chủ tịch công ty.
- Thực hiện các báo cáo tài chính định kỳ hàng năm cho hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên.
- Các quyền và nghĩa vụ khác liên quan, được quy định rõ trong điều lệ của doanh nghiệp và hợp đồng lao động.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp
Nhiệm kỳ của người đại diện theo pháp luật
Theo quy định trong luật doanh nghiệp 2020, một nhiệm kỳ của người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ không quá 5 năm. Như vậy, việc ký kế hợp đồng thuê người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp sẽ không quá 5 năm. Kết thúc hợp đồng, công ty và người được thuê có thể tiếp tục ký hợp đồng mới hoặc tìm cá nhân mới phù hợp cho vị trí này.
Lưu ý, khi có sự thay đổi về người đại diện theo pháp luật, thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh, theo quy định.
Lời kết
Người đại diện pháp luật của công ty là một vị trí quan trọng, cần được lựa chọn kỹ lưỡng, đáp ứng các yêu cầu vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Nếu doanh nghiệp không tự lựa chọn được cá nhân phù hợp, thì thuê người đại diện theo pháp luật sẽ là giải pháp hiệu quả, phù hợp. Tuy nhiên, cần hiểu rõ các yêu cầu, đặc điểm của người đại diện được thuê để chọn phương án phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích giúp bạn đọc hiểu hơn về việc thuê người đại diện theo pháp luật của công ty.
Xem thêm: