Thuế là vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp mới thành lập cần lưu ý ngay sau khi nhận đăng ký kinh doanh. Nhà nước có quy định rõ ràng về các thủ tục thuế cần thiết. Tuy nhiên, nhiều đơn vị vẫn vấp phải khó khăn trong thời gian đầu, do chưa nắm rõ về luật. Nhiều trường hợp nộp và kê khai thuế muộn bị xử phạt hành chính. Nhà nước quy định thủ tục thuế cho doanh nghiệp mới thành lập gồm những gì? Đọc ngay bài viết sau để biết rõ câu trả lời bạn nhé!
Thực hiện đăng ký khai thuế trực tuyến
Hiện nay, các hoạt động, thủ tục quản lý doanh nghiệp được nhà nước thực hiện qua kênh điện tử. Doanh nghiệp mới thành lập có thể đăng khai thuế trực tuyến, giảm hồ sơ giấy tờ phức tạp và thời gian đi lại làm việc với cơ quan chức năng.
Khai thuế điện tử là công việc quan trọng cần được làm ngay sau khi thành lập công ty. Các doanh nghiệp có thể truy cập hệ thống cơ quan quản lý thuế tại đường link: https://thuedientu.gdt.gov.vn/ và làm theo hướng dẫn sau: Nhập thông tin mã số thuế doanh nghiệp, ấn tiếp tục và tiến hành điền thông tin doanh nghiệp ở các trường thông tin website yêu cầu.
Chú ý khi đăng ký khai thông tin thuế cần ghi rõ số điện thoại và email chính xác để cơ quan chức năng trao đổi thông tin.
Thủ tục thuế cho doanh nghiệp mới thành lập là thực hiện đăng ký khai thuế trực tuyến (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Các loại thuế doanh nghiệp
Khai và nộp thuế môn bài
Theo quy định mới, doanh nghiệp mới thành lập hoặc chuyển từ hộ kinh doanh cá thể lên công ty sẽ được miễn thuế môn bài trong năm đầu tiên (thời gian thành lập từ 1/1 đến 30/12).
Công ty sẽ tiến hành nộp tờ khai thuế môn bài, chậm nhất vào ngày 30/1 năm sau năm thành lập và đi vào sản xuất kinh doanh.
Thuế môn bài sẽ được xác định dựa trên vốn điều lệ doanh nghiệp đăng ký với cơ quan chức năng. Cụ thể, mức thuế môn bài mà doanh nghiệp mới phải đóng hàng năm là như sau:
- Công ty có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng đóng 3 triệu/ năm.
- Công ty có vốn điều lệ từ dưới 10 tỷ đồng đóng 2 triệu/ năm.
- Đơn vị là văn phòng đại diện, chi nhánh, tổ chức kinh tế khác đóng mức 1 triệu/ năm.
Thủ tục thuế cho doanh nghiệp mới thành lập cần nộp thuế điện tử
Theo chính sách mới, doanh nghiệp vừa thành lập cần thực hiện đăng ký nộp thuế điện tử. Hình thức này cho phép doanh nghiệp mới đóng các khoản thuế nhanh chóng, tiết kiệm thời gian mà không cần đến kho bạc hay các điểm thu ngân sách.
Trước tiên, doanh nghiệp cần mở tài khoản tại ngân hàng thương mại uy tín trong nước. Sau đó, công ty cần mua chữ ký số để tiến hành giao dịch trực tuyến, nộp thuế hoặc ký hợp đồng. Chữ ký số có giá trị tương đương với con dấu pháp nhân của doanh nghiệp.
Tiếp theo thực hiện đăng ký đóng thuế điện tử với các bước sau:
- Bước 1: truy cập trang tổng cục thuế Việt Nam và chọn mục đăng ký nộp thuế điện tử.
- Bước 2: điền thông tin doanh nghiệp theo yêu cầu website (tên công ty, địa chỉ email, số điện thoại, tài khoản ngân hàng…)
- Bước 3: xác nhận bằng chữ ký điện tử để duyệt thông tin.
- Bước 4: hoàn tất đăng ký nộp thuế điện tử bằng cách chọn OK và chuyển sang giao diện “lập tờ khai đăng ký nộp thuế điện tử” và gửi đăng ký, chờ xác nhận.
Sau khi đăng ký, bạn truy cập lại website sẽ xuất hiện giao diện đăng nhập nộp thuế điện tử, yêu cầu tên đăng nhập và mật khẩu. Công ty vào trang chủ để tiến hành nộp thuế theo quy định.
Xem thêm: thuế thu nhập doanh nghiệp
Thủ tục thuế cho doanh nghiệp mới thành lập cần thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Sau khi thành lập, công ty sẽ phát sinh hoạt động, giao dịch, sản xuất, mua bán… Việc đầu tiên doanh nghiệp cần thực hiện là thông báo phát hành hóa đơn điện tử. Theo quy định mới nhất, tất cả các doanh nghiệp sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử thay hóa đơn giấy.
Căn cứ pháp lý tại điều 15, nghị định 123/2020/NĐ-CP, thông báo phát hành hóa đơn của doanh nghiệp mới cần đăng ký theo mẫu số 01/ĐKĐT – HĐĐT, ban hành theo phụ lục IA của nghị định này.
Sau 01 ngày nhận được đơn đăng ký, cơ quan chức năng sẽ gửi lại thông báo cho doanh nghiệp: đồng ý/ không đồng ý.
Xem thêm: Dịch vụ hóa đơn điện tử
Nộp bản đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản
Tiếp theo doanh nghiệp cần đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản bằng cách nộp đơn lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Căn cứ pháp lý tại điểm 3, khoản 4, Điều 13, Thông tư số 45/2013/TT-BTC có hướng dẫn doanh nghiệp nộp đơn như sau:
- Doanh nghiệp sẽ tự quyết định phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phù hợp và thông báo với cơ quan thuế quản lý.
- Hiện nay, có 3 phương pháp trích khấu hao tài sản cố định đang được áp dụng: phương pháp đường thẳng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, phương pháp khấu hao theo số lượng và khối lượng hàng hóa sản xuất.
Lựa chọn kế toán và chế độ kế toán từng tháng, quý, năm
Tiếp theo, doanh nghiệp mới cần lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với quy mô, đặc trưng của công ty. Chế độ kế toán được áp dụng theo từng tháng, quý, năm, linh hoạt giúp nhà nước quản lý giám sát doanh nghiệp.
Hiện nay, chế độ kế toán theo thông tư 200 được thực hiện phổ biến nhất cho tất cả các doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Chế độ kế toán 133 cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, chế độ kế toán 132 cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
Lưu ý, công ty cần tiến hành kê khai thuế ngay tè kỳ đầu tiên của năm thành lập, kể cả kỳ không phát sinh doanh thu, chứng từ hay hóa đơn.
Lựa chọn kế toán và chế độ kế toán từng tháng, quý, năm (Nguồn: Internet)
Lời kết
Thủ tục về thuế là những quy định của nhà nước nhằm đảm bảo việc tham gia, đóng thuế đầy đủ của doanh nghiệp. Với các công ty mới nhiều thủ tục cần đăng ký và hoàn thiện ngay sau khi nhận đăng ký kinh doanh. Điều này quan trọng, giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả, đúng luật. Khách hàng gặp các vướng mắc về thủ tục thuế cho doanh nghiệp mới thành lập, liên hệ ngay với kế toán Thuận Thiên để được chuyên viên tư vấn luật, hỗ trợ, làm rõ thông tin theo quy định. Kế toán Thuận thiên cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói, linh hoạt giúp công ty mới đi vào hoạt động hiệu quả, ổn định và tiết kiệm chi phí nhất.
Xem thêm: