Nền kinh tế thị trường, cùng các chính sách mở cửa hội nhập cho phép doanh nghiệp Việt phát triển mở rộng quy mô. Việc liên kết với các doanh nghiệp, đơn vị nước ngoài, tạo nên cơ hội lớn cho các công ty trong nước. Mô hình công ty liên doanh là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thành lập. Bạn đang tìm hiểu thành lập công ty liên doanh nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Thủ tục thành lập, điều kiện thành lập công ty liên doanh gồm những gì? Có phức tạp không? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu về công ty liên doanh qua bài viết sau nhé!
Công ty liên doanh là gì?
Để thành lập một công ty, bạn cần chọn mô hình kinh tế phù hợp. Bạn đã hiểu bản chất, đặc điểm của công ty liên doanh là gì hay chưa?
Theo luật doanh nghiệp 2020 và các nghị định liên quan, hiện chưa có một định nghĩa chính xác và cụ thể về doanh nghiệp liên doanh. Tuy nhiên, có thể hiểu, công ty liên doanh là mô hình doanh nghiệp tại Việt Nam do 2 bên hoặc nhiều bên hợp thành trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa các chính phủ.
Công ty liên doanh không phải là một mô hình được ghi nhận theo luật doanh nghiệp 2020. Mà chúng có thể được hình thành dưới dạng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Tại đó, các bên tham gia góp vốn sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào vốn pháp định, theo quy định luật doanh nghiệp Việt Nam.
Công ty liên doanh là gì? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ
Điều kiện thành lập công ty liên doanh
Nhà nước quy định và quản lý quá trình thành lập hoạt động của các công ty trên thị trường Việt Nam. Tùy từng mô hình, loại hình doanh nghiệp mà điều kiện thành lập sẽ khác nhau. Vậy, điều kiện thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam là gì?
Căn cứ, luật doanh nghiệp 2020 và luật đầu tư 2020, thì điều kiện thành lập doanh nghiệp liên doanh sẽ cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Chủ thể thành lập công ty liên doanh
Yêu cầu thành viên/ cổ đông góp vốn phải yêu cầu có ít nhất 2 chủ thể là: Nhà đầu tư Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài. Chủ thể ở đây có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, không thuộc các trường hợp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp, theo quy định tại điều 17, luật doanh nghiệp 2020.
- Với cá nhân, yêu cầu cần đủ năng lực hành vi dân sự, không trong thời gian chấp hành xử phạt hành chính hay hình sự theo quy định.
- Với tổ chức có tư cách pháp nhân, yêu cầu là đơn vị được thành lập hợp pháp theo quy định của nước sở tại và đang hoạt động tại thời điểm góp vốn.
Điều kiện về khả năng tài chính
Điều kiện liên quan thứ 2 là khả năng tài chính của các bên. Yêu cầu nhà đầu tư cần có năng lực tài chính, tương ứng với khả năng cam kết góp vốn vào dự án đầu tư.
Ngân hàng giữ số tiền mà các bên đầu tư vào dự án, phải là ngân hàng hợp pháp được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Số vốn pháp định của công ty liên doanh tại Việt Nam phải đáp ứng theo pháp luật về công ty liên doanh.
Điều kiện về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty liên doanh phải được pháp luật Việt Nam cho phép kinh doanh, không thuộc các lĩnh vực cấp hoặc hạn chế kinh doanh với nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Ngành nghề đăng ký kinh doanh phải tuân thủ luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và công nhận.
Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp
Thủ tục thành lập công ty liên doanh
Quá trình thành lập công ty liên doanh, cần tuân thủ theo quy định, thực hiện đúng các bước để tránh sai sót. Dưới đây là trình tự thủ tục thành lập công ty liên doanh mà đơn vị cần lưu ý:
Thủ tục thành lập công ty liên doanh (Nguồn: Internet)
Trường hợp 1; Công ty liên doanh được thành lập ngay từ đầu đã có sự tham gia góp vốn nước ngoài
Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại phòng đăng ký đầu tư, sở kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố, nơi công ty đặt trụ sở. Áp dụng với 1 trong các trường hợp sau:
Doanh nghiệp liên doanh có nhà đầu tư nước ngoài, nắm giữ trên 50% vốn điều lệ. Đồng thời có đa số thành viên góp vốn là người nước ngoài.
Doanh nghiệp có tổ chức kinh tế là doanh nghiệp liên doanh (có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ/ đa số thành viên hợp danh có quốc tịch nước ngoài) nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Bước 2: Xin cấp giấy đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố, nơi dự kiến đặt trụ sở công ty. Tùy mô hình công ty cổ phần/ trách nhiệm hữu hạn/ công ty hợp doanh mà yêu cầu hồ sơ thủ tục tương đương.
Bước 3: Công ty liên doanh tiếp tục xin các giấy phép con, áp dụng với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Trường hợp 2: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam
Bước 1: Đăng ký góp vốn/ mua phần vốn góp/ mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam, tại sở kế hoạch đầu tư mà công ty đang đặt trụ sở. Các trường hợp cần xin giấy phép đầu tư:
- Việc góp vốn, mua phần góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt, làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, trong các lĩnh vực ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện (áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài).
- Việc mua vốn góp, cổ phần, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp, dẫn đến các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty Việt.
- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo, xã, phường ven biển, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng quốc gia.
Bước 2: Khi có văn bản chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần/ mua phần góp vốn, doanh nghiệp tiếp tục làm thủ tục thay đổi danh sách cổ đông/ thành viên theo quy định pháp luật. Địa chỉ thực hiện thay đổi cổ đông/ thành viên tại phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh/ huyện nơi đặt trụ sở công ty.
Bước 3: Xin giấy phép con áp dụng cho một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về công ty liên doanh, điều kiện, thủ tục đăng ký thành lập. Hy vọng những chia sẻ của Kế Toán Thuận Thiên sẽ giúp bạn đọc hiểu, biết cách thành lập công ty liên doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm: