Các đơn vị kinh doanh có thể tạm ngừng kinh doanh, nhưng cần thông báo thông tin chi tiết với cơ quan chức năng quản lý. Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh bao nhiêu lần? Trường hợp tạm ngừng kinh doanh lần 2 đối với các doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục, hồ sơ gì? Cùng Kế toán Thuận Thiên tìm hiểu quy định mới nhất qua bài viết sau.
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của công ty trong một thời gian nhất định. Khoản 1, điều 41, nghị định số 01/2021/NĐ-CP có quy định về tình trạng tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp tạm ngưng tất cả các hoạt động: sản xuất, ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn…
Đặc điểm chính của tình trạng tạm dừng kinh doanh của doanh nghiệp:
- Tạm dừng kinh doanh sẽ xảy ra trong 1 khoảng thời gian nhất định. Nếu, sau thời gian đăng ký tạm dừng kinh doanh, công ty không trở lại hoạt động, thì cần đăng ký giải thể.
- Tạm dừng kinh doanh cần tuân thủ theo quy định của luật doanh nghiệp 2020.
- Tạm ngừng kinh doanh có thể thực hiện theo 2 trường hợp: Quyết định từ phía công ty hoặc quyết định từ phía cơ quan có thẩm quyền.
Tạm ngừng kinh doanh lần 2 là gì?
Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh bao nhiêu lần?
Số lần tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp là bao nhiêu? Điều này được quy định tại khoản 1, điều 66, nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh, thì cần thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh ít nhất 3 ngày, kể từ ngày hết hạn tạm ngừng kinh doanh đã đăng ký.
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo tối đa không quá 1 năm.
Như quy định trên, doanh nghiệp có quyền tiếp tục tạm ngừng kinh doanh, khi có nhu cầu. Nhưng cần tuân thủ đúng quy định về việc thông báo cho cơ quan chức năng và thời gian tạm ngừng kinh doanh tối đa mỗi lần thông báo. Không giới hạn số lần tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH
Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin phép tạm ngừng kinh doanh lần 2
Trường hợp doanh nghiệp xin phép tạm ngừng kinh doanh lần 2 thì cần chuẩn bị hồ sơ và giấy tờ gì? Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh lần 2 sẽ bao gồm:
- Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty, theo phụ lục II – 19 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
- Bản sao nghị quyết/ quyết định tạm ngừng kinh doanh của hội đồng thành viên với công ty TNHH 2 thành viên, hoặc hội đồng quản trị công ty cổ phần, hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty.
- Giấy tờ ủy quyền với trường hợp ủy quyền cho người khác soạn thảo hồ sơ.
- Bản sao các giấy tờ pháp lý của người được ủy quyền: căn cước công dân/ hộ chiếu còn hiệu lực/ giấy tờ thay thế hộ chiếu của người nước ngoài còn hiệu lực.
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi xin phép tạm ngừng kinh doanh lần 2
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh lần 2 như thế nào?
Doanh nghiệp muốn đăng ký tạm ngừng kinh doanh lần 2, cần tuân thủ theo quy trình các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh theo quy định. Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định liên quan đến tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh nơi đặt trụ sở của doanh nghiệp. Chờ cơ quan chức năng giải quyết hồ sơ và thẩm định thông tin.
Bước 3: Nhận kết quả tại bộ phận trả kết quả, nếu hồ sơ hợp lệ thì từ 3-5 ngày doanh nghiệp sẽ được nhận được kết quả. Trường hợp hồ sơ không đủ, sai sót thông tin cần bổ sung theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Nhà nước quy định mới vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi có nhu cầu tạm ngừng kinh doanh, công ty cần đăng ký với cơ quan chức năng, soạn thảo hồ sơ giấy tờ theo quy định. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho bạn về việc tạm ngừng kinh doanh lần 2. Khách hàng có nhu cầu, liên hệ ngay với Kế toán Thuận Thiên để được chuyên viên tư vấn chi tiết, hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty trọn gói, kế toán, soạn thảo hồ sơ…
Xem thêm: Mức thuế suất giá trị gia tăng 2023