Quy mô doanh nghiệp chính là tiêu chí để phân loại và quản lý của cơ quan chức năng. Việc xác định quy mô doanh nghiệp sẽ giúp công ty được hưởng nhiều quyền lợi trong các chính sách của nhà nước. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về các tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa?” Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu cách xác định quy mô doanh nghiệp và những thông tin liên quan, qua bài viết dưới đây.
Quy mô doanh nghiệp là gì?
Trước tiên, cần hiểu về định nghĩa: Quy mô doanh nghiệp là gì? Theo từ điển tiếng Việt, đơn giản quy mô là thuật ngữ mô tả kích thước, phạm vi, mức độ rộng – hẹp của một chủ thể nào đó. Quy mô doanh nghiệp được phân loại thành 3 nhóm chính: Công ty lớn, công ty vừa và nhỏ.
Với doanh nghiệp, quy mô sẽ mô tả các yếu tố như: Năng lực tài chính, nhân lực, lĩnh vực hoạt động, kinh nghiệm nghề của công ty và nhiều yếu tố khác. Quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng nhiều đến khả năng hoạt động kinh doanh trên thị trường, cùng sự quản lý và các chính sách từ nhà nước.
Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp
Cách xác định quy mô doanh nghiệp
Không chỉ nhà nước, mà các công ty cũng cần tự xác định được quy mô, để đăng ký thành lập và kiểm soát nghĩa vụ/ quyền lợi của mình. Vậy, cách xác định quy mô doanh nghiệp như thế nào? Mỗi loại doanh nghiệp sẽ có tiêu chí cụ thể riêng để đánh giá quy mô, cụ thể như sau:
Cách xác định quy mô doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Doanh nghiệp có quy mô nhỏ
Doanh nghiệp quy mô nhỏ là mô hình phổ biến được các công ty mới thành lập lựa chọn, đăng ký với cơ quan chức năng. Đặc điểm nổi bật của mô hình doanh nghiệp nhỏ:
- Số lượng nhân viên trong công ty không quá 50 người.
- Mô hình đơn giản, ít phòng ban, dễ dàng quản lý, phân công công việc.
- Thông thường nhân viên trong mô hình này thường đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng lúc. Đây là lợi thế cho công ty nhỏ tiết kiệm chi phí thuê nhân lực
- Các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với công ty quy mô nhỏ hiện nay:
- Lĩnh vực kinh doanh sản xuất hàng hóa, các mặt hàng lương thực, thực phẩm.
- Công ty sản xuất các mặt hàng tiêu dùng: Quần áo, giày dép, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ…
- Công ty hoạt động dịch vụ, thương mại, dịch vụ internet, vui chơi giải trí…
- Đại lý bán hàng lẻ, vật tư tiêu dùng, xăng dầu…
Lưu ý cách để xác định doanh nghiệp quy mô nhỏ: Xác định số lượng nhân viên trong công ty, số lượng thành viên tham gia góp vốn và tổng số vốn là bao nhiêu? Với công ty nhỏ, thời gian đầu hoạt động với phạm vi hẹp, nhưng sau đó sẽ cần mở rộng quy mô, tuyển thêm nhân sự, và chuyên môn hóa để nâng cao hiệu suất công việc.
Doanh nghiệp có quy mô trung bình
Doanh nghiệp có quy mô trung bình sẽ được xác định bằng tiêu chí sau: Số lượng người lao động của công ty đạt từ 50-1000 người.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng cần chú ý đến tiêu chí để xây dựng công ty vừa, như sau:
- Yêu cầu công ty vừa cần thiết lập hệ thống, bộ máy nhân lực với một tiêu chuẩn cụ thể. Người quản lý và nhân viên cần có kinh nghiệm, đủ năng lực để đảm nhiệm vị trí của mình được bổ nhiệm. Nhìn chung, công ty quy mô vừa cần có lộ trình và tiến độ phát triển rõ ràng, cụ thể.
- Ngân sách khởi đầu khi thành lập công ty quy mô vừa là rất cao. Các chi phí trong ngân sách sẽ bao gồm: Lương người lao động, máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng, chính sách với đối tác khách hàng để phát triển, tiếp thị quảng cáo…
- Người quản trị công ty vừa cần có kinh nghiệm, năng lực về quản lý nhân sự, sắp xếp công việc để đạt hiệu suất cao.
Doanh nghiệp có quy mô lớn
Điều kiện xác định doanh nghiệp có quy mô lớn là số lượng nhân viên trên 1000 người lao động. Loại doanh nghiệp này thường là các công ty lâu năm, tập đoàn lớn, nhiều kinh nghiệm, có nền tảng tài chính vững chắc.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, đặc điểm của công ty lớn sẽ khác biệt. Dưới đây là một số doanh nghiệp lớn trong các lĩnh vực phổ biến để đánh giá:
- Doanh nghiệp trong lĩnh vực thủy sản, nông lâm có quy mô lớn khi: nhân sự từ 200-300 người, nguồn vốn từ 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp thương mại dịch vụ có quy mô lớn khi: Yêu cầu vốn đầu tư ban đầu từ 10 – 50 tỷ đồng, cùng số lượng nhân viên từ 50-100 người.
- Công ty trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất công nghiệp được xác định có quy mô lớn khi: Số vốn đầu tư từ 20-100 tỷ đồng, số nhân viên từ 200-300 người.
Đặc điểm nổi bật của mô hình công ty lớn có thể kể đến như:
- Công ty lớn giữ vai trò then chốt, dẫn dắt nền kinh tế, mặc dù số lượng công ty này chỉ chiếm khoảng 5% đơn vị đang có trên thị trường.
- Các công ty lớn thường hoạt động trong lĩnh vực chủ đạo, tạo nên sự ổn định cho nền kinh tế. Khi có bất cứ sự khủng hoảng nào xảy ra, thì đây là những doanh nghiệp đứng mũi chịu sào.
- Công ty lớn có tiềm lực kinh tế vững mạnh, ứng dụng tiến bộ khoa học và nắm giữ nhiều giải pháp công nghệ quan trọng.
- Công ty lớn có nguồn nhân lực lớn, có chuyên môn, năng lực và được chuyên môn hóa. Các công ty này cân đối giữa sản xuất và dịch vụ khá tốt.
Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ
Quy mô doanh nghiệp lớn và quy mô doanh nghiệp nhỏ có điểm gì khác nhau?
Doanh nghiệp nhỏ và lớn là 2 nhóm đối tượng được đề cập nhiều nhất trên thị trường. Sự khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và lớn có thể kể đến như:
Quy mô doanh nghiệp lớn và quy mô doanh nghiệp nhỏ có điểm gì khác nhau? (Nguồn: Internet)
- Doanh nghiệp nhỏ hiện nay có đến 1.7 triệu đơn vị, trong khi công ty quy mô lớn chỉ chiếm khoảng 5% số lượng các doanh nghiệp hiện có. Tuy số lượng công ty lớn ít, nhưng những doanh nghiệp này đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế.
- Sức cạnh tranh của công ty lớn cao và tốt hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhỏ. Khi có khủng hoảng kinh tế, công ty lớn chịu ít tác động hơn so với các doanh nghiệp nhỏ, nhờ tiềm lực kinh tế vững chắc, nhân lực có chuyên môn và kinh nghiệm quản lý vượt qua thời điểm khó khăn.
- Doanh nghiệp quy mô lớn có nhiều ưu thế, khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nhỏ. Các công ty quy mô nhỏ phải cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường, trong khi các doanh nghiệp lớn sẽ có khả năng lấn át và được lựa chọn nhiều hơn, bởi uy tín và thương hiệu đã được hình thành.
Lời kết
Việc xác định quy mô doanh nghiệp rất quan trọng với các doanh nghiệp để có chiến lược quản lý, tuyển dụng nhân lực và chính sách kinh tế phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn nắm rõ được tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp, nhìn nhận những ưu nhược điểm để phát triển.
Xem thêm: