Nhà nước sẽ phân loại doanh nghiệp dựa trên quy mô, nhằm quản lý một cách hiệu quả. Thị trường kinh tế hiện nay, số lượng công ty vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn, đến hơn 90%. Các đơn vị mới thành lập công ty cũng sẽ bắt đầu từ quy mô vừa và nhỏ. Tiêu chí nào giúp xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ? Doanh nghiệp vừa và nhỏ được hưởng những chính sách hỗ trợ gì? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa qua bài viết sau nhé!
Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhà nước có những quy định rõ ràng, để xác định nhóm doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa được đánh giá theo các tiêu chí cụ thể. Căn cứ điều 6, nghị định số 39/2018/NĐ-CP, các tiêu chí xác định doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ sẽ bao gồm:
Tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ (Nguồn: Internet)
Xác định doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ:
- Trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, công nghiệp, xây dựng: Số lao động tham gia bảo hiểm bình quân hàng năm không quá 10 người, tổng doanh thu không quá 3 tỷ và nguồn vốn không quá 3 tỷ.
- Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân hàng năm không quá 10 người, tổng doanh thu 1 năm không quá 10 tỷ và nguồn vốn không quá 3 tỷ.
Xác định doanh nghiệp quy mô nhỏ:
- Lĩnh vực nông – lâm, thủy sản, xây dựng, công nghiệp: Số lao động tham gia bảo hiểm bình quân hàng năm không quá 100 người, tổng doanh thu hàng năm không quá 50 tỷ, tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng và không thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ.
- Lĩnh vực thương mại – dịch vụ: Số lao động tham gia BHXH hàng năm không quá 50 người, doanh thu hàng năm không quá 100 tỷ, tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ, không thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ
Xác định doanh nghiệp quy mô vừa:
- Lĩnh vực nông lâm, thủy sản, xây dựng, công nghiệp: Số người tham gia BHXH hàng năm không quá 200 người, tổng doanh thu/ năm không quá 200 tỷ đồng, tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ và không thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ/ nhỏ.
- Lĩnh vực thương mại – dịch vụ: Số người tham gia bảo hiểm xã hội hàng năm không quá 100 người, tổng doanh thu/ năm không quá 300 tỷ, tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ và không thuộc nhóm nhỏ/ siêu nhỏ.
Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp
Vai trò của quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với kinh tế đất nước
Nhóm doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn trên thị trường hiện nay. Đây là nhóm doanh nghiệp chủ đạo, đóng vai trò quan trọng với nền kinh tế đất nước. Cụ thể, các vai trò mà nhóm quy mô công ty vừa và nhỏ mang lại:
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò tạo sự ổn định cho nền kinh tế. Công ty vừa và nhỏ thường là thầu phụ cho các công ty lớn. Do vậy, nhóm này được coi là thanh giảm sóc, tạo sự ổn định cho nền kinh tế khi có biến động.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nên sự năng động cho nền kinh tế. Quy mô vừa và nhỏ thường là những công ty mới, với người trẻ khởi nghiệp, nhiều ý tưởng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, quy mô vừa và nhỏ giúp các doanh nghiệp dễ thay đổi phù hợp với những biến động chung.
- Doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là trụ cột của nền kinh tế địa phương. Nhóm doanh nghiệp này góp phần vào nguồn thu ngân sách địa phương, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm tại các khu vực, từ đó rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa các tỉnh lẻ và thành phố lớn.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nên ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ cho các ngành trọng điểm. Bởi tính chuyên môn hóa của nhóm doanh nghiệp này, sẽ là mảnh ghép quan trọng hoàn thiện nền kinh tế.
Xem thêm: Công ty tnhh 2 thành viên
Quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ được hỗ trợ gì?
Nhà nước có những chính sách riêng để hỗ trợ doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trên thị trường, tạo sự công bằng. Cụ thể, Quốc hội đã ban hành luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017, với các chính sách sau:
- Hỗ trợ vay tín dụng, bảo lãnh quỹ tín dụng.
- Hỗ trợ các khoản thuế và hoạt động kế toán.
- Hỗ trợ mặt bằng sản xuất cho doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
- Hỗ trợ tiếp cận công nghệ mới.
- Hỗ trợ ươm tạo và phát triển nhân lực, chuyên môn.
- Hỗ trợ cơ sở kỹ thuật và nơi làm việc trung cho các công ty.
- Hỗ trợ tư vấn pháp lý và các thông tin liên quan đến thị trường, tiếp cận thầu.
- Hỗ trợ doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ mở rộng thị trường.
Bên cạnh đó, những doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành sẽ được hưởng thêm nhiều hỗ trợ từ phía nhà nước, hỗ trợ cho vay bởi quỹ phát triển doanh nghiệp. Tại đó, Bộ Kế hoạch đầu tư sẽ là cơ quan hỗ trợ và tùy ngành chức năng chuyên môn mà các đơn vị sẽ có hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Công ty mới thành lập cần làm những gì?
Thủ tục thành lập doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ
Thủ tục thành lập doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (Nguồn: internet)
Hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường đều bắt đầu từ công ty quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, sau đó phát triển nâng cấp mô hình phù hợp. Để thành lập công ty vừa và nhỏ cần thực hiện thủ tục như thế nào?
Bước 1: Cá nhân/ đơn vị chuẩn bị thông tin liên quan đến doanh nghiệp mới (tên, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ, các giấy tờ con liên quan…)
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh nộp cơ quan chức năng. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm: Giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề nếu có, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân của chủ doanh nghiệp/ thành viên công ty, danh sách thành viên/ cổ đông (với doanh nghiệp TNHH và cổ phần), điều lệ công ty, quyết định thành lập công ty.
Bước 3: Hồ sơ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư huyện/ tỉnh – nơi đặt trụ sở công ty.
Bước 4: Nhận kết quả là giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc biên bản yêu cầu sửa đổi bổ sung thông tin bị sai lệch.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty
Lời kết
Công ty vừa và nhỏ là mô hình doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, lên đến hơn 95% trên thị trường. Đặc điểm quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhà nước quản lý, giám sát cũng như hỗ trợ chính sách cụ thể. Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình công ty vừa và nhỏ, từ đó đăng ký hoạt động phù hợp.
Xem thêm: