Skip links

Pháp lý khi khởi nghiệp và những vấn đề cần biết

Bạn băn khoăn có nhiều vấn đề cần giải quyết liên quan đến Startup. Pháp lý khi khởi nghiệp thường gặp những vấn đề, khó khăn nào mà các chủ doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu về pháp lý khi khởi nghiệp qua bài viết sau nhé!

Pháp lý khi khởi nghiệp về đăng ký kinh doanh

Ở một số quốc gia, khởi nghiệp không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh hay thành lập công ty. Tuy nhiên, đối với pháp luật Việt Nam, các startup cần xác định được mô hình kinh doanh phù hợp, đăng ký thành lập công ty hay hộ kinh doanh theo quy định. Điều này quan trọng và cần thiết cho việc quản lý của nhà nước, các vấn đề liên quan đến thuế. Do vậy, doanh nghiệp cần lưu ý pháp lý khi khởi nghiệp quan trọng sau:

  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh tuân thủ quy định của pháp luật, nằm trong danh sách nghề được phép hoạt động. Cụ thể, theo quy định luật doanh nghiệp có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và 6 ngành nghề bị cấm hoạt động. Cá nhân, tổ chức khởi nghiệp cần xem xét nhóm ngành hoạt động thuộc nhóm được phép hoạt động, trước khi đăng ký.
  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với đặc trưng, số thành viên tham gia sáng lập và nhu cầu phát triển. Hiện nay, Việt Nam có 5 mô hình doanh nghiệp chính thức: Công ty tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp doanh.
  • Lựa chọn tên công ty phù hợp, đáp ứng đủ điều kiện thành lập theo quy định. Theo đó, tên doanh nghiệp sẽ thể hiện mong muốn phát triển, gắn liền với thương hiệu, không được gây nhầm lẫn hay vi phạm quy định đặt tên khác…

Pháp lý khởi nghiệp về đăng ký kinh doanh

Pháp lý khởi nghiệp về đăng ký kinh doanh (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Pháp lý doanh nghiệp

Vấn đề về sở hữu trí tuệ

Doanh nghiệp khởi nghiệp với ý tưởng kinh doanh về sản phẩm, hàng hóa, thương hiệu, giải pháp công nghệ… để tạo nên sự đột phá, cơ hội phát triển trên thị trường. Các startup mới cần chú ý đến vấn đề sở hữu trí tuệ, đây là pháp lý khi khởi nghiệp quan trọng cần chú ý.

Cá nhân, tổ chức khởi nghiệp cần quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, công nghệ, quyền tác giả… Ngay từ khi thành lập công ty. Bởi vấn đề này sẽ bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và phát triển, tránh các tranh chấp về quyền lợi, bị đối thủ ăn cắp ý tưởng, cạnh tranh không công bằng. Thậm chí trước khi đăng ký kinh doanh, cá nhân, đơn vị có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho giải pháp công nghệ, thương hiệu hay logo liên quan đến doanh nghiệp trong tương lai. Hiện nay, vấn đề này vẫn chưa được startup tại Việt Nam thực sự chú ý.

Các thỏa thuận nội bộ

Vấn đề liên quan đến thỏa thuận nội bộ công ty, startup là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Cụ thể, các vấn đề về nội bộ mà doanh nghiệp cần chú ý khi mới khởi nghiệp:

Vấn đề pháp lý liên quan đến nhân sự doanh nghiệp:

Thời điểm trước khi thành lập công ty, chưa có tư cách pháp nhân, thì mọi thỏa thuận giữa các thành viên cần đảm bảo tính hợp pháp, ràng buộc lẫn nhau dựa trên căn cứ tại luật dân sự 2015. Mọi thỏa thuận sẽ do các bên tự thống nhất, thỏa thuận và chịu trách nhiệm.

Thời điểm sau khi thành lập công ty, đã có tư cách pháp nhân cần đảm bảo các vấn đề sau:

  • Nội quy lao động: theo quy định với các doanh nghiệp có hơn 10 người lao động, bắt buộc phải có nội quy và phải đăng ký tại cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh.
  • Tiền lương, thưởng sẽ được tính theo thỏa thuận lương và quy định thanh toán của công ty, dựa trên căn cứ pháp lý của nhà nước. Mức lương người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Người lao động vi phạm các quy định trong nội quy sẽ bị phạt lương, thưởng theo quy định.
  • Kỷ luật lao động – hình thức sa thải lao động cần được chú ý, tránh các sai phạm liên quan đến luật lao động.
  • Doanh nghiệp mới cần tuân thủ quy định liên quan đến từng đối tượng người lao động khác nhau: người khuyết tật, phụ nữ trong chế độ thai sản, thanh thiếu niên…

Vấn đề pháp lý liên quan đến vốn và phân chia lợi nhuận của công ty khởi nghiệp:

Doanh nghiệp mới khởi nghiệp cần đáp ứng yêu cầu về vốn tối thiểu với một số ngành nghề đặc biệt, yêu cầu vốn pháp định. Do vậy, cá nhân, tổ chức cần nắm rõ đặc điểm ngành nghề cũng như các điều kiện yêu cầu.

Doanh nghiệp startup cần chú ý các loại tài sản góp vốn, trường hợp cấm bị góp vốn trong quy định luật doanh nghiệp 2020, phương pháp xử lý trường hợp thành viên/ cổ đông không góp đủ số vốn cam kết.

Phân chia lợi nhuận giữa các thành viên/ cổ đông cần được thảo luận, thống nhất và có ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Ngay từ khi thành lập, những người sáng lập cần thỏa thuận và thống nhất rõ nguyên tắc phân chia lợi nhuận, cổ tức, trường hợp sửa đổi bổ sung điều lệ khi không còn phù hợp.

Xem thêm: Pháp lý doanh nghiệp

Pháp lý khi khởi nghiệp về vấn đề thuế, kế toán

Tất cả các doanh nghiệp startup cần chú ý đến vấn đề thuế và kế toán. Đây là những pháp lý quan trọng liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
Các loại thuế mà công ty khởi nghiệp cần lưu ý cần thực hiện đủ nghĩa vụ với nhà nước:

  • Thuế môn bài là loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm, mức thu được xác định căn cứ trên vốn điều lệ đăng ký.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản, được xác định mức thu hàng năm dựa trên doanh thu của công ty trong năm đó.
  • Thuế giá trị gia tăng sẽ được xác định dựa trên phương pháp kê thuế, kỳ kế toán của doanh nghiệp thực hiện.
  • Thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho các cá nhân trong công ty thuộc diện đóng thuế TNCN theo quy định của luật thuế. Mức đóng sẽ dựa trên khung thu nhập với tháng % được quy định cụ thể.
  • Thuế xuất nhập khẩu chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế.
  • Thuế tài nguyên áp dụng khi doanh nghiệp có các hoạt động khai thác tài nguyên trên lãnh thổ Việt Nam.
  • Thuế sử dụng đất với những tài sản là đất đai thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, cần đóng thuế.
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho các loại hàng hóa đặc biệt nằm trong danh sách không được khuyến khích sản xuất kinh doanh: Rượu bia, thuốc lá, xăng…

Vấn đề pháp lý quan trọng tiếp theo là chế độ kế toán doanh nghiệp. Các startup ngay sau khi thành lập cần lựa chọn chế độ kế toán phù hợp với quy mô, đặc điểm của từng doanh nghiệp. Điều này cần thiết giúp nhà nước quản lý tài chính doanh nghiệp, công ty có thể đánh giá tình hình và hiệu quả kinh doanh dựa trên các số liệu tài chính mà kế toán cung cấp.

Hiện nay, chế độ kế toán theo thông tư 200 được áp dụng nhiều nhất cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ hay doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, công ty có thể để xuất chọn chế độ kế toán phù hợp với tình trạng và cách thức hoạt động của doanh nghiệp.

Pháp lý khởi nghiệp về vấn đề thuế, kế toán

Pháp lý khi khởi nghiệp về vấn đề thuế, kế toán (Nguồn: Internet)

Lời kết

Doanh nghiệp mới thành lập, khởi nghiệp sẽ cần tuân thủ nhiều quy định, vấn đề pháp lý liên quan đã được nhà nước ghi rõ trong luật. Đây là pháp lý khi khởi nghiệp quan trọng để nhà nước quản lý, giám sát sự hình thành, phát triển của các startup trên thị trường, tạo môi trường cạnh tranh và phát triển công bằng. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp startup mới hiểu rõ những việc cần làm, các yêu cầu, quy định quan trọng cần thực hiện.

Xem thêm:

Khó khăn khi khởi nghiệp

kinh nghiệm thành lập công ty

Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Xem thêm:
Đánh giá
Tác Giả Hồng Loan
Hiện đang công tác tại Thuận Thiên, với hơn 9 năm kinh nghiệm làm việc hi vọng sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu hơn các vấn đề về Pháp Lý, Thuế Và Kế Toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI
Chỉ từ: 300.000Đ/Tháng
Dịch vụ kế toán trọn gói tại Thuận Thiên
Đăng ký thành lập công ty trọn gói để nhận được
3 tháng DỊCH VỤ thuế miễn phí.

Bình Luận - Hỏi Đáp

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thành lập công ty trọn gói
Chỉ với: 990.000đ
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Các Bài Viết Cùng Chủ Đề

Ban giám đốc có vai trò quan trọng trong việc định hình tầm nhìn và mục tiêu của công ty, xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan...
Vốn pháp định là gì và những đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!...
Thành lập công ty tại Bắc Ninh cần chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ pháp lý phức tạp. Dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín -...
Cá nhân kinh doanh là hình thức hoạt động kinh doanh do một cá nhân đứng ra tổ chức và điều hành. Người cá nhân này chịu trách nhiệm về...
Pháp nhân là gì? Cần thỏa những điều kiện gì thì mới được các định tư cách pháp nhân? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua bài viết sau nhé...
Mẫu điều lệ công ty TNHH có những đặc điểm gì? Nội dung chính gồm những vấn đề gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau...

Bắt đầu bằng câu chuyện hoặc khó khăn của bạn
Liên hệ với Thuận Thiên ngay bạn nhé ♥️

Vui lòng điền thông tin vào form, Thuận Thiên sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc bạn có thể gọi trực tiếp qua Hotline: 0902.91.91.52

* Thông tin khách hàng cung cấp được Thuận Thiên bảo mật và không chia sẽ với bất cứ tổ chức nào khác