Doanh nghiệp thành lập có tư cách pháp nhân, người đại diện pháp lý trước pháp luật. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể vướng mắc vấn đề pháp lý và cần xử lý. Yêu cầu chủ công ty, người điều hành cần hiểu rõ pháp lý doanh nghiệp để giải quyết hiệu quả, tránh sai phạm và thiệt hại cho đơn vị. Pháp lý doanh nghiệp là gì? Những vấn đề pháp lý nào mà các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt là gì? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu về pháp lý doanh nghiệp, qua bài viết sau nhé!
Pháp lý doanh nghiệp là gì?
Theo luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tư cách pháp nhân, có tài sản, địa chỉ giao dịch, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh.
Pháp lý doanh nghiệp là phạm trù rộng hơn yếu tố pháp luật. Cụ thể, vấn đề pháp lý là tổng thể quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, cấu thành nên tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh thương mại, hay mối quan hệ pháp luật nhất định với đối tác khách hàng, nhân viên, đối thủ trên thương trường.
Pháp lý doanh nghiệp là gì? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp
Một số vấn đề pháp lý doanh nghiệp hay gặp phải
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ có nhiều vấn đề pháp lý gặp phải, cần nắm rõ để hiểu và thực hiện đúng quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên trước pháp luật.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập
Với công ty mới thành lập, cần lưu ý những vấn đề sau đây liên quan đến pháp lý doanh nghiệp:
- Xác định số thành viên, cổ đông góp vốn để lựa chọn mô hình công ty phù hợp. Bên cạnh đó, công ty cần xác định thành viên góp vốn có thuộc nhóm đối tượng bị cấm thành lập công ty, theo luật doanh nghiệp 2020 hay không.
- Xác định nhóm ngành và hoạt động kinh doanh của công ty, không nằm trong danh sách ngành nghề bị cấm kinh doanh ở Việt Nam.
- Xác định vốn điều lệ đăng ký với cơ quan chức năng. Theo quy định trong luật doanh nghiệp 2020, phần lớn không có yêu cầu bắt buộc về mức vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp. Những công ty hoạt động trong 1 số nhóm ngành đặc biệt cần có số vốn điều lệ tối thiểu, cụ thể: bất động sản 20 tỷ, kinh doanh đa cấp 10 tỷ, dịch vụ bảo vệ 2 tỷ… Ngoài ra, công ty cần lưu ý, mức vốn điều lệ sẽ quyết định đến thuế môn bài phải đóng hàng năm cho cơ quan chức năng. Do vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc số vốn điều lệ phù hợp với mô hình, quy mô, ngành nghề kinh doanh và khả năng tài chính của đơn vị.
- Đặt tên doanh nghiệp đáp ứng các vấn đề pháp lý, theo quy định của nhà nước. Cụ thể: tên công ty mới không được trùng lặp hay gây nhầm lẫn với công ty đã đặt trước đó, không chứa ký tự đặc biệt, không chứa các thành tố liên quan đến cơ quan nhà nước, quân đội, tổ chức pháp nhân khác (nếu không có sự thỏa thuận trước).
- Trụ sở công ty có địa chỉ rõ ràng và được xác định cụ thể trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty cần có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp với bất động sản nơi công ty chọn là địa điểm giao dịch. Bởi vậy, doanh nghiệp cần có quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê bất động sản hợp pháp.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: người đảm nhiệm vị trí này có thể là cổ đông/ thành viên góp vốn hoặc người khác được thuê (theo thống nhất của chủ công ty, hội đồng thành viên, hội đồng quản trị). Theo quy định pháp luật, công ty TNHH và công ty cổ phần có thể có 1 hoặc nhiều hơn 2 người đại diện theo pháp luật, đảm nhiệm các chức vụ: giám đốc, phó giám đốc, phó tổng giám đốc…
Xem thêm: Công ty mới thành lập cần làm những gì?
Đối với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động
Với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể gặp các vấn đề pháp lý như sau:
Các rủi ro về pháp lý công ty: Các luật và nghị định mới ban hành liên quan đến quản lý doanh nghiệp, quy chế mà công ty chưa nắm rõ. Đồng thời, công ty chưa kịp thời áp dụng vào thực tiễn quy định mới của pháp luật, dẫn đến vi phạm bị xử phạt hay mất quyền lợi.
Rủi ro về tranh chấp giữa các công ty trong quá trình hoạt động:
- Trường hợp phát sinh do vi phạm bản quyền, hình ảnh thương hiệu, cạnh tranh với đối thủ…
- Phát sinh do các khoản nợ khó đòi với đối tác khách hàng.
- Tranh chấp liên quan đến tài sản, quyền sở hữu công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng kinh doanh.
- Phát sinh từ hợp đồng mua bán, điều khoản trong các giao dịch thương mại.
- Phát sinh từ hoạt động sang nhượng, đổi chủ, sáp nhập hay mua lại công ty khác.
Những rủi ro liên quan đến các công y đối tác trong quá trình pháp lý của là một pháp lý doanh nghiệp cần đối mặt (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Khó khăn khi khởi nghiệp
Rủi ro từ các tranh chấp trong nội bộ công ty:
- Phát sinh từ hoạt động quản lý nội bộ, điều hành doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp doanh.
- Phát sinh từ quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong việc chia lợi nhuận/ doanh thu hay nghĩa vụ với các khoản nợ.
- Phát sinh từ quyền lợi cổ phần, cổ tức của doanh nghiệp, giữa các thành viên công ty.
Rủi ro khi tranh chấp với cơ quan nhà nước: vấn đề liên quan đến thuế, báo cáo thuế, chính sách đầu tư, vi phạm hành chính, chính sách bảo hiểm xã hội… Nguyên nhân có thể do chưa am hiểu về quy định pháp luật về đầu tư, nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Rủi ro khi doanh nghiệp không nắm rõ quyền và nghĩa vụ theo luật quy định: Việc không nắm rõ quyền cơ bản sẽ khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh, mở rộng hợp tác, chính sách hỗ trợ từ nhà nước… Việc không nắm rõ nghĩa vụ của công ty sẽ khiến doanh nghiệp bị xử phạt, bị đóng cửa hay chấm dứt hoạt động theo quy định.
Lời Kết
Nhà nước có quy định rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo môi trường lành mạnh để các đơn vị hoạt động kinh doanh công bằng. Pháp lý doanh nghiệp gồm nhiều vấn đề mà công ty cần hiểu rõ, tuân thủ thực hiện để bảo vệ quyền lợi trước các tranh chấp quyền lợi. Liên hệ ngay với kế toán Thuận Thiên để được chuyên viên luật tư vấn làm rõ các vấn đề luật và quá trình hoạt động và hỗ trợ xử lý hiệu quả.
Xem thêm: