Muốn phát triển lâu dài, bền vững và tiếp cận khách hàng lớn hay phạm vi hoạt động trong nhiều lĩnh vực thì mở công ty là giải pháp mà các cá nhân, đơn vị nên chọn. Bên cạnh nhiều quyền lợi, công ty với tư cách pháp nhân sẽ có những nghĩa vụ cần tuân thủ theo quy định. Ngoài ra, quá trình thành lập công ty cũng có nhiều rủi ro mà các cá nhân, tổ chức phải đối mặt. Thành lập doanh nghiệp là một hành trình khó khăn, do đó việc lường trước những vấn đề sẽ gặp phải là điều cần thiết. Bài viết sau sẽ bật mí cho bạn những rủi ro khi thành lập công ty mà bạn cần biết.
Rủi ro về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Bước đầu thành lập, công ty cần chọn đúng loại hình doanh nghiệp để phát triển và hoạt động hiệu quả. Việc lựa chọn sai mô hình sẽ gây ra nhiều rủi ro như:
- Rủi ro từ việc góp vốn và phân chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Rủi ro từ việc cơ cấu và quản lý doanh nghiệp, các tranh chấp trong quá trình vận hành giữa các cá nhân, tổ chức góp vốn.
- Rủi ro từ việc chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản và hoạt động kinh doanh của công ty.
Theo luật doanh nghiệp 2020, hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp nhưng có 3 trong số đó được ưu tiên thành lập: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần. Với 3 mô hình công ty này, chủ sở hữu, thành viên góp vốn sẽ hạn chế các rủi ro về chịu trách nhiệm vô hạn với tài sản của công ty, kiểm soát rủi ro từ quá trình kinh doanh không hiệu quả.
Xem thêm: Thay đổi loại hình doanh nghiệp
Những rủi ro khi thành lập công ty về vốn điều lệ
Đăng ký vốn điều lệ là phần quan trọng khi soạn thảo điều lệ doanh nghiệp, đăng ký với cơ quan chức năng. Bởi, vốn điều lệ là khoản tiền duy trì hoạt động của công ty, được các thành viên/ cổ đông cam kết đóng góp. Vốn điều lệ không có mức quy định tối thiểu cho nhiều nhóm ngành, nhưng có những ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp khi hoạt động. Đăng ký vốn điều lệ không phù hợp sẽ mang lại nhiều vấn đề cho doanh nghiệp, như:
Những rủi ro khi thành lập công ty về vốn điều lệ (Nguồn: Internet)
Rủi ro gặp phải nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao
Nếu doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ quá cao vượt xa năng lực tài chính có thể bị xử phạt hành chính. Nhiều trường hợp công ty cố tình đăng ký vốn điều lệ cao để tạo lòng tin với khách hàng, nhưng vốn thực góp không đủ và không hoàn thành đúng hạn. Theo luật doanh nghiệp 2020, công ty sẽ bị xử phạt, không cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc phạt tiền và thu hồi giấy phép theo quy định.
Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ quá thấp
Nhiều doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp sẽ chọn giải pháp đăng ký vốn điều lệ thấp. Tuy nhiên, vốn điều lệ quá thấp sẽ phát sinh nhiều rủi ro như:
- Vốn điều lệ đăng ký không đủ để duy trì hoạt động của công ty, dẫn đến nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp thị quảng cáo. Ngoài ra, doanh nghiệp tốn thời gian trong việc huy động vốn, thay đổi đăng ký kinh doanh trong quá trình hoạt động.
- Vốn điều lệ quá thấp sẽ làm giảm uy tín, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mất cơ hội cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành có vốn điều lệ cao hơn. Bởi, vốn điều lệ sẽ đại diện cho năng lực tài chính, khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với mức vốn quá thấp, bạn sẽ không tạo lòng tin với khách hàng và mất đi cơ hội ký hợp đồng có giá trị.
- Quá trình hoạt động thiếu vốn, doanh nghiệp phải vay mượn thêm để trang trải chi phí. Điều này làm tăng nghĩa vụ thuế phải nộp cho cơ quan chức năng, làm tăng chi phí vận hành doanh nghiệp.
Xem thêm: Số vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp
Rủi ro về việc không chấp hành đúng các quy định về thuế
Khi đã có giấy đăng ký kinh doanh, công ty bắt đầu tuân thủ các quy định về thuế và nghĩa vụ thuế với nhà nước. Việc không chấp hành đúng quy định về thuế sẽ phát sinh nhiều rủi ro như: chậm nộp tờ khai thuế, chậm đóng thuế, không nộp đủ tờ khai các loại thuế… sẽ bị xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế. Ví dụ như chậm nộp tờ khai thuế có thể bị phạt hành chính lên đến 25 triệu đồng.
Những rủi ro khi thành lập công ty liên quan đến vấn đề kế toán
Quá trình thành lập công ty có thể gặp các vấn đề vướng mắc về hoạt động kế toán, dẫn đến các rủi ro sau:
- Chọn chế độ kế toán không phù hợp với doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính, theo quy định.
- Kế toán viên không có chuyên môn nghiệp vụ, không giám sát kỹ các giao dịch tài chính sẽ phát sinh rủi ro thất thoát công nợ.
- Sổ sách kế toán không hoàn thành đúng quy định sẽ bị thanh tra quản lý và xử phạt hành chính với số tiền phạt lớn.
- Báo cáo thuế không chính xác sẽ bị cơ quan thuế xử phạt hành chính, theo luật thuế. Ngoài ra, công ty sẽ bị cơ quan chức năng kiểm toán, thanh tra nhiều hơn về hoạt động tài chính.
- Kế toán viên không có chuyên môn hoặc cố tình hạch toán sai, thất thoát số liệu, mua bán hóa đơn bất hợp pháp… dẫn đến doanh nghiệp bị điều tra, xử phạt hành chính và người chịu trách nhiệm pháp lý/ kế toán viên có nguy cơ bị ngồi tù.
Thành lập công ty không quá khó nhưng cũng không hề dễ dàng. Yêu cầu cá nhân, đơn vị hay doanh nghiệp mới cần nắm rõ luật quy định liên quan để đảm bảo thực hiện đúng. Trên đây là những rủi ro khi thành lập công ty mà các đơn vị có thể gặp phải trong thời gian đầu nhiều khó khăn. Dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp tại Thuận Thiên sẽ là giải pháp giúp khách hàng giảm bớt rủi ro, thực hiện đúng và đủ luật, tiết kiệm chi phí cho thời gian đầu khởi nghiệp gian nan. Liên hệ ngay để Thuận Thiên tư vấn hỗ trợ dịch vụ thành lập công ty hay dịch vụ kế toán doanh nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả.
Xem thêm: