Luật doanh nghiệp 2020 giúp nhà nước quản lý, giám sát quá trình thành lập, hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường. Người đại diện pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quản lý, vận hành công ty. Điều kiện về người đại diện doanh nghiệp cũng được nhà nước quản lý, quy định rõ ràng. Vậy, bản chất của người đại diện pháp luật là gì? Người đại diện công ty có trách nhiệm như thế nào? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu về người đại diện pháp luật qua bài viết sau.
Người đại diện pháp luật là gì?
Người đại diện pháp luật là người đại diện do pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, thuộc 1 trong các trường hợp sau:
- Cha mẹ, người giám hộ với người chưa thành niên, hoặc người được tòa án chỉ định do hạn chế các hành vi dân sự.
- Chủ hộ với hộ gia đình trong các giao dịch vì lợi ích chung của hộ gia đình.
- Tổ trưởng tổ hợp tác và những đối tượng khác theo quy định pháp luật.
Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thực hiện các quyền, nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Theo đó, người đại diện sẽ là người có trách nhiệm giải quyết các việc về dân sự, nguyên đơn, bị đơn, có nghĩa vụ liên quan trước trọng tài, tòa án và các quyền nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.
Người đại diện pháp luật là gì? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần
Người đại diện pháp luật có trách nhiệm gì?
Vậy, người đại diện pháp luật có những trách nhiệm gì, theo luật quy định? Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ có các trách nhiệm sau:
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao bởi công ty, một cách trung thực, cẩn thận, nằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp một cách tốt nhất.
- Trung thành với quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp, trung thực không lạm dụng quyền và chức vụ hay sử dụng tài sản chung để tư lợi cá nhân hay phục vụ quyền lợi của tổ chức, cá nhân khác.
- Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với các thiệt hại cho doanh nghiệp, liên quan đến hành động của mình gây ảnh hưởng đến công ty.
Xem thêm: Dịch vụ thay đổi người đại diện pháp luật
Thời hạn đại diện theo quy định luật dân sự là bao lâu?
Thời hạn đại diện pháp luật, theo quy định luật dân sự là khoảng thời gian mà người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người hay tổ chức được đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan.
- Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, quyết định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền.
- Với trường hợp không xác định được thời hạn đại diện của doanh nghiệp, thì được hiểu là khoảng thời gian cho đến khi chấm dứt sự tồn tài/ hay phá sản/ giải thể doanh nghiệp.
- Hoặc trường hợp, doanh nghiệp quyết định thay đổi người đại diện trước pháp luật. Do có sự đồng thuận quyết định của chủ doanh nghiệp, các thành viên/ cổ đông góp vốn trong công ty.
Thời hạn đại diện theo quy định luật dân sự là bao lâu? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể
Người đại diện pháp luật của công ty cổ phần
Mỗi mô hình doanh nghiệp, người đại diện pháp luật của công ty sẽ có yêu cầu và đặc trưng riêng. Với công ty cổ phần, người đại diện pháp luật sẽ có những đặc điểm và điều kiện sau:
- Với công ty cổ phần trong trường hợp chỉ có 1 người đại diện duy nhất, thì người đó sẽ là chủ tịch hội đồng quản trị hay giám đốc hoặc tổng giám đốc (Do điều lệ công ty quy định, đã được các cổ đông đồng ý xác nhận). Nếu điều lệ công ty cổ phần không có quy định khác, thì người đại diện theo pháp luật sẽ là chủ tịch hội đồng quản trị.
- Trường hợp công ty cổ phần có hơn 1 người đại diện pháp luật, thì người đó sẽ là chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc hoặc giám đốc công ty.
Người đại diện pháp luật của công ty cổ phần sẽ là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của công ty. Hoặc đại diện với tư cách nguyên đơn, bị đơn trong các tranh chấp dân sự, trước trọng tài, tòa án.
Theo quy định của pháp luật, công ty cổ phần có thể có hơn 1 người đại diện theo pháp luật. Điều lệ doanh nghiệp sẽ quy định rõ số lượng và đối tượng là người đại diện pháp luật của công ty cổ phần.
Xem thêm: công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ
Chức danh giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty
Trong công ty sẽ có các chức danh như giám đốc hoặc tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh của công ty. Chức vụ này sẽ do hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số cổ đông góp vốn hoặc thuê người bên ngoài quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Vì giám đốc, tổng giám đốc là những chức danh quan trọng, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, do vậy, pháp luật quy định rõ về điều kiện đảm nhiệm vị trí này:
- Theo quy định tại khoản 2, điều 18, luật doanh nghiệp 2020, giám đốc/ tổng giám đốc phải có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng không được quản lý công ty.
- Nếu điều lệ công ty không có kinh nghiệm khác, thì giám đốc và tổng giám đốc phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý vận hành doanh nghiệp.
- Với công ty con, công ty có phần vốn góp trên 50% của nhà nước, thì giám đốc/ tổng giám đốc không được là người thân (bố mẹ, vợ, con cái, anh rể, anh em họ…) của người quản công ty mẹ hoặc người đại diện phần vốn góp tại công ty đó.
Căn cứ các điều 63, luật doanh nghiệp 2020, quy định về nhiệm vụ, giới hạn của 2 chức danh (giám đốc và tổng giám đốc):
- Giám đốc và tổng giám đốc có nhiệm kỳ và được xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm theo từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
- Giám đốc và tổng giám đốc có thể quyết định các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần có sự thống nhất của hội đồng quản trị.
- Giám đốc và tổng giám đốc sẽ tổ chức thực hiện các quyết định từ hội đồng quản trị, thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư, kiến nghị phương án tổ chức và ban hành quy chế quản lý và cơ cấu nội bộ công ty.
- Giám đốc hoặc tổng giám đốc có thể ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị.
- Giám đốc và tổng giám đốc có thể quyết định các vấn đề dân sự của công ty, tuyển dụng lao động theo nhu cầu doanh nghiệp, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị.
- Giám đốc/ tổng giám đốc có nhiệm vụ trình báo báo cáo tài chính hàng năm lên hội đồng quản trị. Kiến nghị các phương pháp xử lý lỗ, phân chia lợi nhuận trong công ty.
Lời kết
Người đại diện theo pháp luật là đối tượng quan trọng, chịu trách nhiệm dân sự trước các tranh chấp, vướng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu rõ bản chất, nhiệm vụ và vai trò của người đại diện pháp luật của công ty và từng mô hình sẽ giúp đơn vị lựa chọn đối tượng phù hợp. Hy vọng những thông tin trên đây về người đại diện pháp luật, sẽ hữu ích cho bạn đọc quan tâm.
Xem thêm: