Hoạt động kinh doanh trên thị trường hiện nay là tự do, nhưng vẫn chịu sự quản lý, giám sát của nhà nước và cơ quan chức năng. Doanh nghiệp muốn hoạt động cần đăng ký kinh doanh theo quy định, với mô hình phù hợp với đặc điểm và mục đích phát triển của đơn vị. Hộ kinh doanh, công ty là 2 lựa chọn khi đăng ký kinh doanh với cơ quan chức năng. Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người khi mới bắt đầu khởi nghiệp. Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu về 2 loại hình để có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất nhé!
Quy định về đăng ký hộ kinh doanh và công ty
Nhà nước có những quy định rõ ràng về việc đăng ký kinh doanh của từng mô hình: Công ty và hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể các quy định về đăng ký hộ kinh doanh và công ty được ghi rõ như sau:
Quy định đăng ký hộ kinh doanh và công ty (Nguồn: Internet)
Quy định đăng ký hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh nhỏ, đơn giản và dễ quản lý phù hợp cho đối tượng (cá nhân/ hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ). Mô hình hộ kinh doanh cá thể không có con dấu pháp nhân, không xuất hóa đơn giá trị gia tăng.
Với mô hình hộ kinh doanh, mức thuế môn bài hàng năm cũng thấp hơn nhiều, chính sách quản lý cũng không quá khắt khe như doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Hộ kinh doanh cá thể sử dụng không quá 10 lao động thường xuyên và liên tục, tại cơ sở kinh doanh. Ví dụ về mô hình hộ kinh doanh: xưởng sản xuất đá, bán tạp hóa, kinh doanh cửa hàng ăn uống, quán cafe, dịch vụ gội đầu cắt tóc…
Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể
Quy định đăng ký công ty
Công ty/ doanh nghiệp là tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động kinh doanh, có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch và được đăng ký theo quy định của pháp luật. Mô hình công ty đăng ký với cơ quan chức năng, phù hợp với đối tượng cá nhân/ đơn vị/ tổ chức có nhu cầu hoạt động kinh doanh lớn, phát triển mở rộng quy mô.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu tròn, có thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng. Quy mô hoạt động của doanh nghiệp lớn, yêu cầu cao về nghiệp vụ quản lý, lãnh đạo, kế toán. Với mô hình công ty, bạn có thể đăng ký nhiều dịch vụ, ngành nghề kinh doanh trong danh mục nhà nước cho phép. Ngoài ra, mô hình công ty có thể sử dụng số người lao động không giới hạn.
Xem thêm: Thành lập công ty tại quận 5
Ưu nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Bạn cần đánh giá ưu – nhược điểm của hộ kinh doanh và công ty để so sánh và quyết định chọn mô hình phù hợp.
Ưu nhược điểm của công ty và hộ kinh doanh (Nguồn: Internet)
Ưu điểm
Đối với công ty:
- Công ty có tư cách pháp nhân, do vậy, mức độ đáng tin cậy trên thị trường cao hơn so với mô hình hộ kinh doanh. Thành lập công ty cho phép bạn tiếp cận với nhiều khách hàng, đối tác tiềm năng trong và ngoài nước. Khả năng xây dựng thương hiệu, hình ảnh, tạo dấu ấn trong lòng khách hàng tốt hơn.
- Công ty dễ dàng huy động vốn bằng nhiều hình thức: Cổ đông góp vốn, thành viên góp vốn. Mức độ tin cậy của doanh nghiệp khi huy động vốn cao hơn, được lòng tin từ các nhà đầu tư. Công ty cũng được hưởng nhiều chính sách vay vốn, hỗ trợ vốn từ nhà nước.
- Công ty có thể mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động kinh doanh bằng cách đăng ký nhiều nhóm ngành nghề đặc biệt, chỉ doanh nghiệp được phép. Với mô hình doanh nghiệp, bạn có thể mở thêm nhiều chi nhánh, đại lý, văn phòng đại diện ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.
- Công ty được phép tuyển dụng và sử dụng nhiều lao động, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh dịch vụ phù hợp với hiện trạng của từng doanh nghiệp.
Xem thêm: Thành lập công ty có lợi gì?
Đối với hộ kinh doanh
- Do mô hình hộ kinh doanh cá thể không bị ràng buộc về vốn, nên việc quay vòng vốn dễ dàng hơn so với mô hình công ty.
- Hộ kinh doanh thường có có cơ cấu đơn giản 1 thành viên làm chủ hoặc gia đình. Việc quản lý đơn giản, không tốn kém chi phí, không yêu cầu cao về năng lực.
- Thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản, nhanh chóng và ít điều kiện hơn so với mô hình công ty.
Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh
Nhược điểm
Đối với công ty
- Mô hình công ty có nhiều yêu cầu phức tạp về điều kiện thành lập (vốn, năng lực quản lý kinh doanh, đối tượng góp vốn, nhóm ngành kinh doanh). Việc chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đăng ký mở công ty cũng khá phức tạp, nhiều bước, được quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
- Quy mô công ty lớn do vậy, yêu cầu cơ cấu quản lý tổ chức doanh nghiệp cần hiệu quả. Giám đốc, người chủ doanh nghiệp cần có năng lực quản lý, vận hành hệ thống.
- Doanh nghiệp phải thực hiện các nghĩa vụ về thuế phức tạp và nhiều hơn so với mô hình hộ kinh doanh. Yêu cầu doanh nghiệp thường xuyên thực hiện kê khai, báo cáo thuế định kỳ.
Đối với hộ kinh doanh
- Mô hình hộ kinh doanh nhỏ dễ quay vòng vốn, nhưng việc huy động vốn sẽ bị hạn chế. Chủ hộ sẽ phải tự vay từ người thân bạn bè, ít có sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng/ nhà nước. Uy tín của hộ kinh doanh không cao, khó để huy động vốn từ nhà đầu tư lớn.
- Nhà nước giới hạn số lượng người lao động của hộ kinh doanh là không quá 10 người. Điều này sẽ gây khó khăn, cản trở nếu chủ hộ muốn mở rộng sản xuất, kinh doanh ở quy mô lớn hơn. Nếu sử dụng quá 10 nhân lực, cần phải đăng ký thành lập công ty.
- Hộ kinh doanh vốn ít, chất lượng nhân lực không cao, dễ chịu tác động từ các biến động của kinh tế.
- Mô hình hộ kinh doanh bị hạn chế quy mô hoạt động, không được phép thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Đồng thời, hộ kinh doanh chỉ được phép kinh doanh ở 1 địa chỉ đã đăng ký, không được thành lập chi nhánh, đại lý.
- Hộ kinh doanh không được phép xuất hóa đơn giá trị gia tăng, do vậy, đây là một hạn chế về khách hàng, đối tác mua bán.
Lời kết
Hộ kinh doanh & công ty là 2 giải pháp giúp cá nhân/ đơn vị thực hiện sản xuất, kinh doanh trên thị trường, Nhà nước có những quy định rõ ràng và cụ thể với từng mô hình. Hiểu đặc điểm và ưu nhược điểm của 2 mô hình, để quyết định nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn khách quan, phân tích đặc điểm mô hình phù hợp với nhu cầu hoạt động, sản xuất kinh doanh của bản thân.
Xem thêm: