Ngày nay việc kinh doanh hộ gia đình ngày càng trở nên phổ biến. Vậy kinh doanh hộ gia đình là gì, đặc điểm của loại hình kinh doanh này như thế nào, cách đặt tên kinh doanh hộ gia đình, hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh gia đình bao gồm những gì và có cần phải đóng thuế không, số vốn đăng ký là bao nhiêu? Cùng kế toán Thuận Thiên trả lời các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Việc kinh doanh hộ gia đình ngày càng trở nên phổ biến.
Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Kinh doanh hộ gia đình là mô hình kinh doanh được pháp luật quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của chủ hộ doanh nghiệp và các bên có liên quan. Cụ thể, kinh doanh hộ gia đình (hay còn gọi là hộ kinh doanh) được quy định tại điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 04/01/2021 như sau:
“Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh gia đình có những đặc điểm gì?
- Chủ hộ kinh doanh gia đình có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người hoặc một gia đình. Tuy nhiên, cá nhân phải là công dân Việt Nam trên 18 tuổi. Đặc điểm này của hộ kinh doanh gia đình có thể phân biệt với các loại hình kinh doanh khác.
- Kinh doanh hộ gia đình phải được đăng ký bởi chủ sở hữu và chỉ có thể hoạt động ở một địa điểm. Tuy nhiên, đối với hộ sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp và hộ kinh doanh có thu nhập thấp như bán hàng rong, quà vặt, đi buôn, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ thì không phải đăng ký trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện theo quy định của pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định tiêu chuẩn thu nhập thấp áp dụng tại địa phương.
- Hộ kinh doanh có dưới mười lao động thì không cần đăng ký. Ngược lại, nếu là hộ kinh doanh có trên 10 lao động thì phải làm thủ tục đăng ký thành lập theo quy định.
- Chủ sở hữu của hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình trong hoạt động kinh doanh. Điều này đồng nghĩa là chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn với các nghĩa vụ của hộ kinh doanh đó.
Cách đặt tên kinh doanh hộ gia đình
Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác thì cách đặt tên khi kinh doanh hộ gia đình cũng được pháp luật quy định. Cụ thể tại điều số 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 quy định như sau:
- Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Cụm từ “Hộ kinh doanh”.
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Lưu ý: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. - Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện.
Xem thêm: Cách đặt tên công ty
Hồ sơ khi đăng ký thành lập kinh doanh hộ gia đình
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ sau:
a) Tờ khai đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình.
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu hộ kinh doanh, giấy tờ của các thành viên trong gia đình trong trường hợp các thành viên trong gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
c) Trường hợp các thành viên trong hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì cần có bản sao biên bản họp hộ kinh doanh về việc thành lập hộ kinh doanh.
d) Trường hợp các thành viên gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì cần có bản sao văn bản của thành viên gia đình ủy quyền cho một thành viên đứng đầu hộ kinh doanh.
Khi kinh doanh hộ gia đình cần giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề kinh doanh hộ gia đình như khái niệm, đặc điểm, cách đặt tên, hồ sơ đăng ký thành lập và giải đáp một số câu hỏi thường gặp như kinh doanh hộ gia đình cần đóng thuế hay không, số vốn đăng ký kinh doanh là bao nhiêu? Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích giúp cho kế hoạch kinh doanh hộ gia đình của bạn được suôn sẻ hơn.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dịch vụ kế toán thuế, việc thành lập công ty trọn gói, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TP.HCM hoặc các vấn đề khác có liên quan thì liên hệ ngay Kế toán Thuận Thiên qua số hotline: 0902.91.91.52 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Xem thêm: