Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ kế toán tài chính trên thị trường. Mặc dù vậy, bản thân doanh nghiệp cũng cần có những kiến thức cơ bản về vấn đề kế toán tài chính. Vì vậy, kế toán Thuận Thiên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về kế toán tài chính là gì, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và các báo cáo tài chính cần thực hiện trong bài viết sau.
Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kế toán bên ngoài cũng cần có những kiến thức cơ bản về kế toán tài chính
Kế toán tài chính là gì?
Kế toán tài chính (tiếng Anh là Financial Accounting) là một vị trí kế toán thực hiện các công việc về thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu và thông tin kinh tế để lập nên báo cáo tài chính phục vụ các đối tượng có nhu cầu.
Kế toán tài chính đảm nhận những vai trò quan trọng trong việc phân tích, phản ánh các biến động về tài chính, dòng tiền và vốn của doanh nghiệp.
Trong mỗi doanh nghiệp, bộ phận kế toán tài chính thường được chia thành kế toán tổng hợp và kế toán số liệu. Mỗi bộ phận sẽ phân chia và thực hiện các công việc một cách rõ ràng, minh bạch, đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất.
Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ
Nhiệm vụ của kế toán tài chính trong doanh nghiệp?
Kế toán tài chính là một trong các bộ phận quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Kế toán tài chính có nhiệm vụ giúp doanh nghiệp thực hiện những công việc sau:
- Thông tin kế toán tài chính cung cấp bao gồm số liệu về hoạt động kế toán tài chính phát sinh được trình bày dưới dạng giá trị. Từ đó, ban lãnh đạo có thể đánh giá thường xuyên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Lập báo cáo tài chính tổng hợp kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo và quản lý chi phí hiệu quả, giúp tối ưu hóa chi phí, cắt giảm các khoản chi phí kinh doanh không cần thiết.
- Hỗ trợ quản lý trong việc điều hòa các điều kiện tài chính, giải quyết các khiếu nại và tranh chấp, đồng thời tư vấn về các hoạt động vay vốn ngân hàng và đầu tư.
- Cung cấp thông tin kế toán khi có yêu cầu từ lãnh đạo doanh nghiệp hoặc đối tác. Theo đó, mọi số liệu do kế toán tài chính cung cấp phải chính xác, khách quan và tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực kế toán để giúp ban lãnh đạo hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp.
- Giải quyết các rủi ro và quản lý khoản bảo hiểm kinh doanh trong thời kỳ biến động tài chính.
Bộ phận kế toán tài chính cần lập báo cáo tài chính tổng hợp kết quả kinh doanh trong kỳ báo cáo và quản lý chi phí hiệu quả.
Xem thêm: Nhiệm vụ của kế toán thuế
Những nguyên tắc làm việc của kế toán tài chính
Dựa vào nội dung Điều 6 của Luật Kế toán thì bộ phận kế toán tài chính phải tuân theo những nguyên tắc làm việc dưới đây:
- Giá trị của tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
- Theo nguyên tắc nhất quán, các nguyên tắc và phương pháp kế toán phải được áp dụng nhất quán trong từng kỳ kế toán năm. Trường hợp thay đổi phương pháp kế toán phải được giải trình cụ thể trong báo cáo tài chính.
- Theo Điều 31 và Điều 32 của Luật Kế toán quy định các doanh nghiệp phải công khai những số liệu và thông tin trong báo cáo tài chính.
- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải đảm bảo đúng bản chất của từng giao dịch, không chỉ chú trọng vào hình thức.
- Phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện các nghiệp vụ kinh tế, tài chính, kế toán phát sinh trong kỳ kế toán.
- Chuẩn bị, soạn thảo báo cáo tài chính một cách chính xác và nộp đúng hạn.
- Đánh giá tài sản và phân bổ thu, chi một cách thống nhất, thận trọng, chính xác và không được có sự chênh lệch.
Theo nguyên tắc nhất quán, các nguyên tắc và phương pháp kế toán phải được áp dụng nhất quán trong từng kỳ kế toán năm.
Xem thêm: Phân tích báo cáo tài chính
Quy trình hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của kế toán tài chính trong doanh nghiệp
Bước 1: Tổng hợp những nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanh nghiệp
Kế toán tài chính sẽ cần tổng hợp tất cả những chứng từ, hóa đơn từ các hoạt động, sản xuất tại tất cả những phòng ban trong doanh nghiệp.
Bước 2: Lập chứng từ gốc
Việc lập các chứng từ gốc sẽ giúp kế toán viên rà soát và phản ảnh tình hình thu chi trong doanh nghiệp thực tế nhất.
Bước 3: Ghi sổ kế toán
Tiến hành ghi chép và nhập liệu chứng từ, hóa đơn, nhật ký chung, sổ cái,.
Bước 4: Thực hiện bút toán điều chỉnh và kết chuyển
Kế toán viên cần thực hiện các bút toán điều chỉnh như khấu hao tài sản cố định, phân bổ khoản chi phí,.. tại thời điểm kết thúc niên độ. Từ đó, kết chuyển những khoản doanh thu, chi phí hình thành kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Bước 5: Lập bảng cân đối tài chính
Lập bảng cân đối số phát sinh trong kì để xem tình hình biến động của các đối tượng kế toán trong kỳ. Sau đó, kết hợp các sổ sách đã ghi chép và lập bảng báo cáo tài chính.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
Đây là bước khá phức tạp đòi hỏi kế toán viên phải thận trọng. Sẽ có 4 mẫu báo cáo tài chính cần lập đó là:
- Báo cáo tình hình tài chính
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Những báo cáo tài chính cần thực hiện
Nhiệm vụ của bộ phận kế toán tài chính là thực hiện các báo cáo theo tháng, quý, năm, chi tiết như sau:
- Báo cáo hàng tháng bao gồm báo cáo thuế GTGT, báo cáo thuế TNCN.
- Báo cáo hàng quý bao gồm báo cáo thuế GTGT, báo cáo thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng các hóa đơn –
- Báo cáo hàng năm bao gồm báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNCN, quyết toán thuế TNDN, các khoản thuế môn bài.
- Lập sổ kế toán bao gồm:
- Tổng hợp sổ nhật ký chung
- Tổng hợp sổ cái
- Báo cáo công nợ phải thu và phải trả
- Tổng hợp báo cáo hàng tồn kho
- Quản lý thu chi tiền mặt, tiền gửi
- Quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm
- Quản lý doanh thu và chi phí doanh nghiệp
Ngoài ra, việc thông báo phát hành hóa đơn và kiểm tra phiếu nộp tiền cũng nằm trong phạm vi công việc của kế toán tài chính.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về kế toán tài chính là gì, nhiệm vụ, nguyên tắc và những báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cần thực hiện . Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dịch vụ kế toán thuế, việc thành lập công ty trọn gói, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TP.HCM hoặc các vấn đề khác có liên quan thì liên hệ ngay Kế toán Thuận Thiên qua số hotline: 0902.91.91.52 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Xem thêm: