Để đảm bảo thị trường hoạt động công bằng, ổn định, việc đăng ký kinh doanh là điều cần thiết. Hộ kinh doanh cá thể là mô hình phổ biến và đơn giản nhất hiện nay để một tổ chức, đơn vị hay cá nhân đi vào hoạt động. Nhiều người lựa chọn mô hình hộ kinh doanh cá thể để hoạt động về lâu dài. Cùng tìm hiểu về mô hình hộ kinh doanh cá thể, điều kiện đăng ký, quy trình thủ tục, qua bài viết dưới đây của Kế Toán Thuận Thiên.
Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ: mô hình hộ kinh doanh cá thể là gì? Theo điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP: Hộ kinh doanh là mô hình do 1 cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình đăng ký thành lập, cùng chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản và hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp gia đình cùng góp vốn làm ăn thì cử một thành viên là đại diện cho hộ kinh doanh.
Các cá nhân là đăng ký hộ kinh doanh là công dân trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự, chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm nhất định. Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng dưới 10 lao động và đại diện pháp lý chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh.
Khái niệm hộ kinh doanh cá thể
Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ
Cách đặt tên cho hộ kinh doanh cá thể
Theo Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp quy định về cách đặt tên doanh nghiệp như sau:
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.”
Xem thêm: Thành lập công ty tại Tây Ninh
Đặc điểm của hộ kinh doanh
Mô hình hộ kinh doanh có những đặc điểm cơ bản sau:
- Chủ sở hữu: Là cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình. Với hộ kinh doanh do cá nhân làm chủ, chính cá nhân đó sẽ là người đưa ra các quyết định. Trong khi mô hình do gia đình đăng ký, các thành viên sẽ đồng thời là những người chịu trách nhiệm và đưa ra quyết định. Còn 1 người đại diện sẽ thực hiện các giao dịch bên ngoài.
- Quy mô hộ kinh doanh: Sử dụng không quá 10 lao động và chỉ đăng ký tại 1 địa chỉ duy nhất. Tuy nhiên, hộ kinh doanh khác với các mô hình bán hàng rong, kinh doanh lưu động, dịch vụ có thu nhập thấp… Bởi hộ kinh doanh có nguồn thu nhập đều đặn từ việc kinh doanh, nên cần đăng ký với nhà nước.
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý: Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn với các hoạt động kinh doanh của mình. Có nghĩa, nếu làm ăn thua lỗ, người đại diện phải lấy tài sản cá nhân để chi trả cho các khoản nợ. Tương tự, nếu hộ kinh doanh do gia đình làm chủ, tất cả các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới với các khoản nợ, nếu có.
Xem thêm: Chủ hộ kinh doanh
Quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Mô hình hộ kinh doanh sẽ có những đặc trưng riêng về quyền và nghĩa vụ. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ được quy định như sau:
Quyền của hộ kinh doanh cá thể là gì?
Người đại diện pháp lý chủ động lựa chọn ngành nghề kinh doanh, không nằm trong danh sách bị cấm của nhà nước.
Chủ hộ kinh doanh có quyền tiếp tục hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh, tùy theo tình trạng kinh tế và năng lực làm việc. Nếu tạm dừng trên 30 ngày trở lên cần thông báo với cơ quan nhà nước.
Chủ động tìm kiếm thị trường, tìm và thuê nhân lực, từ chối yêu cầu cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
Chủ động lựa chọn giải pháp công nghệ và khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu suất kinh doanh.
Hộ kinh doanh có quyền tham gia tố tụng và những quyền khác liên quan theo quy định.
Nghĩa vụ của hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể cần tuân thủ thực hiện đúng các nghĩa vụ sau:
- Không hoạt động kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề bị cấm.
- Kê khai thuế, thực hiện các nghĩa vụ thuế với nhà nước.
- Đảm bảo quyền lợi và lợi ích chính đáng của người lao động.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, theo tiêu chuẩn đã đăng ký và công bố.
- Tuân thủ việc khai báo và đăng ký kinh doanh theo quy định, đảm bảo tính trung thực của các thông tin kê khai.
Sự khác nhau giữa hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân
Hộ kinh doanh cá thể |
Doanh nghiệp tư nhân |
|
Chủ thể | Do 1 cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình đăng ký thành lập, cùng chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản và hoạt động kinh doanh | Do 1 cá nhân làm chủ toàn bộ vốn góp, tự chịu trách nhiệm và hưởng toàn bộ lợi ích |
Quy mô kinh doanh | – Quy mô nhỏ
– Địa điểm kinh doanh cố định, thường là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú. – Trường hợp buôn bán lưu động, không cố định thì cần thông báo cho cơ quan thuế hoặc quản lý kinh doanh – Không được phép xuất, nhập khẩu |
– Quy mô lớn hơn
– Không được phép xuất nhập khẩu – Địa điểm kinh doanh, vốn hay quy mô không giới hạn |
Số lượng nhân công | Giới hạn trong phạm vi 10 người | Không giới hạn số lượng nhân công |
Điều kiện kinh doanh | Đối với một số trường hợp nhất định, có thể đăng ký kinh doanh tại cơ quan cấp huyện và không có con dấu | Bắt buộc đăng ký kinh doanh, và đăng ký tại cơ quan cấp tỉnh, phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và phải có con dấu do công an cấp |
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp tư nhân
So sánh ưu nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân
Hộ kinh doanh cá thể |
Doanh nghiệp tư nhân |
|
Ưu điểm | – Quy mô nhỏ nên dễ dàng quản lý
– Chứng từ, kế toán sổ sách đơn giản phù hợp với cá nhân hoặc một nhóm cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. |
– Một chủ duy nhất được toàn quyền đưa ra quyết định cho doanh nghiệp
– Dễ dàng trong việc vay vốn. |
Nhược điểm | Không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm với toàn bộ tài sản. | Không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn với toàn bộ tài sản của mình. |
Xem thêm: Khó khăn khi khởi nghiệp
Điều kiện để đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Vậy, để thành lập hộ kinh doanh cá thể, cá nhân/ gia đình cần đáp ứng những điều kiện nào? Theo quy định trong Luật doanh nghiệp, điều kiện thành lập hộ kinh doanh sẽ bao gồm:
- Chủ thể thành lập và đại diện pháp lý là công dân Việt Nam, trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực pháp lý về hành vi dân sự.
- Ngành nghề kinh doanh nằm trong danh mục được phép kinh doanh theo quy định.
- Đáp ứng đủ điều kiện tài chính về vốn và tài sản để đầu tư, duy trì hoạt động kinh doanh. Số lượng vốn do hộ kinh doanh đăng ký.
- Tên của hộ kinh doanh có 2 thành tố: Hộ kinh doanh và tên riêng. Tên riêng sử dụng ký tự trong bảng chữ cái tiếng Anh và tiếng Việt, không gây nhầm lẫn với hộ kinh doanh đã đăng ký trước đó và không vi phạm thuần phong mỹ tục.
Xem thêm: Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Thủ tục, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh được nhà nước quy định rõ ràng. Cụ thể, thông tin về thủ tục và hồ sơ đăng ký thành lập sẽ được thực hiện theo các bước sau.
Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh theo quy định:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, theo quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi đặt trụ sở.
Bước 3: Cơ quan chức năng tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ, trả kết quả hoặc phản hồi trả hồ sơ nếu thiếu thông tin.
Bước 4: Người làm hồ sơ cần bổ sung theo yêu cầu để hoàn thiện giấy tờ cần thiết, nếu có.
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, theo mẫu có sẵn. Nội dung giấy sẽ bao gồm: Tên cơ sở, địa chỉ kinh doanh, ngành nghề, số vốn, số lao động sử dụng…
- Chứng minh nhân dân, căn cước hoặc sổ hộ chiếu còn hiệu lực.
- Với hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh cần có biên bản họp và quyết định thành lập.
Thủ tục, hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty
Các loại thuế hộ kinh doanh cá thể cần đóng được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC thì hộ kinh doanh gia đình cần phải nộp các loại thuế khoán bao gồm thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
- Các cá nhân kinh doanh cần nộp thuế theo phương pháp khoán hay còn gọi là cá nhân nộp thuế khoán khi các hoạt động kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề có phát sinh doanh thu, trừ các cá nhân kinh doanh tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 theo Thông tư 92/2015/TT-BTC.
- Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.
- Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: cá nhân mới ra kinh doanh; cá nhân kinh doanh thường xuyên theo thời vụ; cá nhân ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng); doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh. Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán phải nộp, nếu kinh doanh không trọn năm thì cá nhân được giảm thuế khoán phải nộp tương ứng với số tháng ngừng/nghỉ kinh doanh trong năm.
Xem thêm: Các loại thuế doanh nghiệp
Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thành lập HKD
Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể sẽ là 3 ngày, kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp giấy tờ không đúng quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung giấy tờ hợp lệ.
Việc đăng ký hộ kinh doanh cá thể không quá khó, nhưng cần tuân thủ quy định của pháp luật. Đây là mô hình kinh doanh đơn giản, không có các yêu cầu phức tạp. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Kế Toán Thuận Thiên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về việc đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Xem thêm: