Skip links

Giấy phép con là gì? Khi nào doanh nghiệp cần xin giấy phép con?

Có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi thành lập doanh nghiệp yêu cầu chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục xin giấy phép con. Vậy giấy phép con là gì, khi nào doanh nghiệp cần xin giấy phép con, những hình thức và thủ tục xin giấy phép con bao gồm những gì? Cùng kế toán Thuận Thiên tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Giấy phép con là gì?

Giấy phép con là một loại giấy tờ pháp lý được cấp cho các cá nhân, tổ chức để chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện để kinh doanh một số ngành nghề có điều kiện nhất định.
Giấy phép con đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó đảm bảo cho doanh nghiệp về mặt pháp lý về điều kiện hoạt động kinh doanh, sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. Loại giấy phép này thường có một thời gian sử dụng cụ thể, khi hết hạn thì doanh nghiệp phải xin gia hạn giấy phép con hoặc xin cấp giấy phép mới để tiếp tục kinh doanh.

Khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục xin giấy phép con.

Khi kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục xin giấy phép con (Nguồn: Internet)

Giấy phép con có những hình thức nào?

Theo như điều 7 khoản 6 luật đầu tư năm 2022 giấy phép con được cấp dưới những hình thức sau:

  • Giấy chứng nhận
  • Giấy phép
  • Chứng chỉ
  • Văn bản xác nhận, chấp thuận
  • Những yêu cầu mà cá nhân tổ chức phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh nhưng không cần phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền

Khi nào doanh nghiệp cần xin giấy phép con?

Theo điều 8 khoản 1 của Luật doanh nghiệp năm 2020, nghĩa vụ của doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất, kinh doanh là phải đáp ứng đủ điều kiện khi kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Ngoài ra theo điều 89 khoản 2 nghị định 01/2021/NĐ-CP, các hộ kinh doanh được quyền kinh doanh các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải đảm bảo đáp ứng đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, các cá nhân tổ chức, hộ kinh doanh, doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi đăng ký kinh doanh các ngành nghề tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư năm 2020 đều bắt buộc phải xin giấy phép con của ngành nghề đó. Nếu như giấy phép hết hạn sử dụng thì phải phải thực hiện gia hạn hoặc xin cấp giấy phép mới. Ngược lại nếu kinh doanh các ngành nghề khác ngoài phụ lục IV của luật Đầu tư năm 2020 thì không cần xin giấy phép con.

Một số loại giấy phép con hiện nay

  • Xin giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
  • Xin giấy phép hoạt động ngành in
  • Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện An ninh trật tự
  • Xin giấy phép hoạt động sàn giao dịch bất động sản
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học )
  • Xin giấy phép sản xuất thuốc thú y
  • Xin giấy phép thành lập trường mầm non
  • Giấy phép công bố lưu hành sản phẩm
  • Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám
  • Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
  • Xin giấy phép nhập khẩu
  • Giấy phép quảng cáo
  • Giấy phép dạy nghề cơ sở
  • Giấy phép bán lẻ rượu
  • Giấy phép bán buôn rượu
  • Xin giấy phép sản xuất rượu
  • Giấy phép hoạt động trang tin điện tử ICP
  • Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh hóa chất
  • Xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe oto
  • Giấy phép khuyễn mãi theo chương trình
  • Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài
  • Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động

Thủ tục xin giấy phép con

Theo các quy định đối với từng ngành nghề có điều kiện thì cá nhân tổ chức phải chuẩn bị các hồ sơ cần thiết và nộp lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin giấy phép con. Các hồ sơ cần phải có khi làm thủ tục xin giấy phép con bao gồm:

  • Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy tờ cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận người đứng đầu doanh nghiệp đã tham gia các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ.
  • Phương án hoạt động của doanh nghiệp.
  • Giấy giới thiệu.
  • Danh sách các thành viên công ty
  • Các giấy tờ khác theo quy định.

Thủ tục xin giấy phép con

Khi làm thủ tục cấp giấy phép con cần có đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh. (Nguồn: Internet)

Bài viết trên đã cho bạn biết giấy phép con là gì, những hình thức và thủ tục xin giấy phép con, khi nào doanh nghiệp cần phải xin giấy phép con. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích trong việc xin giấy phép thành lập công ty.
Nếu bạn có nhu cầu thành lập công ty mới thì có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại Kế Toán Thuận Thiên. Chúng tôi luôn cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất cũng như tiết kiệm nhất, quy trình luôn rõ ràng minh bạch, luôn đúng hạn, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời trong và sau khi hoàn thành dịch vụ. Đặc biệt, khi đăng ký thành lập công ty trọn gói tại Kế Toán Thuận Thiên, bạn sẽ nhận được 3 tháng khai thuế miễn phí.

Xem thêm:

Xem thêm:
No data was found
Đánh giá
Tác Giả Hồng Loan
Hiện đang công tác tại Thuận Thiên, với hơn 9 năm kinh nghiệm làm việc hi vọng sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu hơn các vấn đề về Pháp Lý, Thuế Và Kế Toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI
Chỉ từ: 300.000Đ/Tháng
Dịch vụ kế toán trọn gói tại Thuận Thiên
Đăng ký thành lập công ty trọn gói để nhận được
3 tháng DỊCH VỤ thuế miễn phí.

Bình Luận - Hỏi Đáp

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thành lập công ty trọn gói
Chỉ với: 990.000đ
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Các Bài Viết Cùng Chủ Đề

Ban giám đốc có vai trò quan trọng trong việc định hình tầm nhìn và mục tiêu của công ty, xây dựng mối quan hệ với các bên liên quan...
Vốn pháp định là gì và những đặc điểm như thế nào? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé!...
Thành lập công ty tại Bắc Ninh cần chuẩn bị những thủ tục, hồ sơ pháp lý phức tạp. Dịch vụ thành lập công ty trọn gói uy tín -...
Pháp lý khi khởi nghiệp thường gặp những vấn đề, khó khăn nào mà các chủ doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua bài...
Cá nhân kinh doanh là hình thức hoạt động kinh doanh do một cá nhân đứng ra tổ chức và điều hành. Người cá nhân này chịu trách nhiệm về...
Pháp nhân là gì? Cần thỏa những điều kiện gì thì mới được các định tư cách pháp nhân? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua bài viết sau nhé...

Bắt đầu bằng câu chuyện hoặc khó khăn của bạn
Liên hệ với Thuận Thiên ngay bạn nhé ♥️

Vui lòng điền thông tin vào form, Thuận Thiên sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc bạn có thể gọi trực tiếp qua Hotline: 0902.91.91.52

* Thông tin khách hàng cung cấp được Thuận Thiên bảo mật và không chia sẽ với bất cứ tổ chức nào khác