Hoạt động kinh doanh trên thị trường của các đơn vị, được nhà nước giám sát, quản lý. Công ty muốn đi vào hoạt động đúng luật, cần có giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định. Đây là giấy tờ quan trọng cho các doanh nghiệp khi mới thành lập. Tuy nhiên, không nhiều người hiểu bản chất, đặc điểm của loại giấy phép này. Vậy, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp gồm những nội dung nào? Khi nào được cấp và điều kiện cấp như thế nào? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh qua bài viết sau nhé!
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quan trọng, cần có của mỗi đơn vị. Vậy, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Dựa trên các căn cứ pháp lý liên quan tại luật doanh nghiệp, các nghị định đi kèm, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là loại văn bản được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục thành lập công ty, được xét duyệt bởi cơ quan chức năng. Loại giấy tờ này còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Cơ quan chức năng là phòng đăng ký kinh doanh sẽ xét duyệt tính chính xác và hợp lệ của hồ sơ. Việc được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, có nghĩa là doanh nghiệp bước đầu đã được ghi nhận sự hoạt động hợp pháp, trên lãnh thổ Việt Nam.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bắt buộc phải do cơ quan chức năng cấp, có mẫu chung theo quy định cho tất cả các đơn vị và không được tự ý tạo mẫu riêng. Chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý, giống như giấy khai sinh của doanh nghiệp.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Kinh nghiệm thành lập công ty
Nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy đăng ký kinh doanh chứa những thông tin quan trọng và cơ bản nhất của một công ty. Tất cả các giấy phép đăng ký kinh doanh đều có mẫu chung, theo quy định. Cụ thể, nội dung trên giấy đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm:
- Mã số doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều được cấp một mã số riêng biệt, khác nhau và được ghi nhận trên hệ thống thông tin điện tử về doanh nghiệp. Mã số này giúp cơ quan chức năng dễ dàng quản lý, phân biệt các công ty.
- Tên doanh nghiệp: Tên đầy đủ bằng tiếng Việt của công ty, tên tiếng Anh và tên viết tắt (nếu có).
- Thông tin địa chỉ trụ sở chính công ty, email, số fax và số điện thoại liên hệ.
- Vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan chức năng, được quy đổi giá trị về Việt Nam đồng.
- Thông tin người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chủ doanh nghiệp, tùy thuộc vào mô hình công ty.
Xem thêm: Thành lập công ty tại Long An
Khi nào được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp?
Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp rất quan trọng, cần có để công ty đi vào hoạt động đúng pháp luật. Vậy, khi nào đơn vị được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp cấp mới
Với trường hợp cấp lần đầu, đơn vị cần đáp ứng các yêu cầu sau để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp đầy đủ, chính xác và hợp lệ theo quy định. Cụ thể, các giấy tờ trong hồ sơ cần đầy đủ về số lượng, thông tin liên quan phù hợp với mô hình doanh nghiệp. Các giấy tờ cơ bản cần có trong hồ sơ đăng ký thành lập công ty: Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty theo mẫu, bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân của chủ doanh nghiệp và các thành viên/ cổ đông góp vốn, danh sách thành viên/ cổ đông góp vốn, biên bản quyết định thành lập công ty, biên bản điều lệ có chữ ký các thành viên.
- Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh trong nhóm ngành mà nhà nước cho phép, không thuộc trường hợp ngành nghề bị cấm kinh doanh, theo quy định.
- Tên công ty đặt đúng luật, không gây nhầm lẫn, trùng lặp với công ty trong cùng lĩnh vực. Đồng thời, tên công ty được viết bằng tiếng Việt, không sử dụng ký tự đặc biệt hay nội dung vi phạm thuần phong, mỹ tục và văn hóa nước ta.
- Hồ sơ nộp cơ quan chức năng cần đi kèm đủ lệ phí cho cơ quan chức năng.
Xem thêm: Thành lập công tại Tây Ninh
Trường hợp được cấp lại
Doanh nghiệp thuộc 1 trong các trường hợp sau sẽ được cấp lại đăng ký kinh doanh:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị mất, rách nát, hư hỏng, cháy hay bị tiêu hủy dưới các hình thức khác nhau.
- Giấy đăng ký kinh doanh được cấp lần đầu không đúng trình tự, hồ sơ và thủ tục không đúng quy định. Lúc này, phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện, tỉnh sẽ gửi văn bản yêu cầu bổ sung giấy tờ/ thông tin còn thiếu để xét duyệt và cấp lại cho công ty.
- Doanh nghiệp phát hiện nội dung trên đăng ký kinh doanh không chính xác, không giống như nội dung trong hồ sơ đăng ký gửi cơ quan chức năng. Công ty gửi văn bản yêu cầu cơ quan chức năng hiệu chỉnh lại thông tin và sẽ được cấp lại.
- Doanh nghiệp kê khai thông tin không chính xác, không trung thực. Cơ quan chức năng sẽ xử phạt hành chính và yêu cầu nộp lại hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Doanh nghiệp thay đổi loại hình công ty, nội dung đăng ký kinh doanh. Lúc này, công ty sẽ gửi lại hồ sơ yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận kinh doanh.
Xem thêm: Khó khăn khi khởi nghiệp
Một số trường hợp thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần được thực hiện theo luật. Cụ thể các trường hợp được quy định như sau:
Một số trường hợp thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Các trường hợp thay đổi nội dung
Nhà nước quy định rõ về các trường hợp được phép thay đổi nội dung trên giấy phép đăng ký kinh doanh:
- Khi thay đổi tên doanh nghiệp.
- Khi thay đổi địa chỉ đặt trụ sở chính của công ty.
- Khi doanh nghiệp tăng/ giảm vốn điều lệ so với ban đầu.
- Khi doanh nghiệp thay đổi loại hình công ty.
- Khi doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi thông tin cá nhân của người đại diện.
- Khi doanh nghiệp thay đổi chủ sở hữu công ty, số lượng cổ đông/ thành viên, thay đổi thông tin cổ đông/ thành viên góp vốn.
- Doanh nghiệp thay đổi các thông tin có trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như: Email, số điện thoại, số fax…
Thời hạn thực hiện
- Pháp luật có quy định về thời gian thực hiện thay đổi nội dung giấy đăng ký kinh doanh, cụ thể:
- Thời gian 10 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định thay đổi thông tin, bắt buộc cần làm hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin trên giấy phép kinh doanh, nộp cơ quan chức năng.
- Thời gian 15 ngày, kể từ ngày có quyết định của tòa án hoặc phán quyết của trọng tài, thì cần thay đổi thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Hồ sơ cần kèm theo quyết định hoặc bản án của tòa án đã được photo công chứng.
- Thời gian 15 ngày, kể từ ngày cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ hợp lệ sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp.
Nhận kết quả
Cơ quan chức năng sẽ xét duyệt và thẩm định tính chính xác của hồ sơ và trả kết quả là giấy đăng ký kinh doanh, nếu hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc chưa đầy đủ thì cơ quan chức năng sẽ có văn bản hướng dẫn đi kèm yêu cầu bổ sung giấy tờ và nộp lại.
Nếu cơ quan chức năng từ chối cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ có biên bản đi kèm cùng lý do được nêu rõ. Nếu không có lý do cụ thể, công ty có thể khiếu nại cơ quan chức năng.
Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ
Trường hợp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Vẫn có nhiều trường hợp công ty bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, theo quy định. Cụ thể, các trường hợp sau sẽ bị thu hồi:
- Thông tin và giấy tờ kê khai trong hồ sơ thành lập công ty là giả mạo.
- Doanh nghiệp đã ngừng hoạt động kinh doanh trong vòng 1 năm mà không có thông báo với cơ quan chức năng.
- Doanh nghiệp không gửi các báo cáo trong vòng 6 tháng gần nhất, tính từ thời điểm hết hạn gửi báo cáo.
- Những trường hợp vi phạm khác, theo yêu cầu của tòa án, trọng tài kinh tế.
- Doanh nghiệp được thành lập bởi người bị cấp thành lập công ty, theo quy định.
Lời kết
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là giấy tờ quan trọng cần có để công ty đi vào hoạt động trên thị trường. Nhà nước quản lý nghiêm ngặt về việc cấp, sửa đổi thông tin trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Hy vọng thông tin trên đây sẽ hữu ích, giúp bạn có cái nhìn chi tiết về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quan trọng.
Xem thêm: