Bảo hiểm xã hội là một thiết chế xã hội, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống, quyền lợi của người lao động khi tham gia, giảm thiểu những khó khăn hay tranh chấp với người sử dụng lao động. Nhà nước có quy định cụ thể về các hình thức cũng như đối tượng tham gia BHXH cụ thể. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc có nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ người lao động tham gia. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định pháp luật gồm những ai? Bạn đọc quan tâm hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là NLĐ
Với nhóm đối tượng là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, sẽ bao gồm:
- Người lao động là người Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc các đối tượng sau:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn từ 03-12 tháng. Kể cả hợp đồng lao động ký với người đại diện theo pháp luật, của người lao động dưới 15 tuổi.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Đối tượng là công nhân viên chức, cán bộ làm trong cơ quan nhà nước.
- Công nhân quốc phòng, công an hay người làm công tác trong tổ chức cơ yếu của nhà nước.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, bộ đội, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
- Người làm việc ở nước ngoài, theo hợp đồng tuân thủ quy định tại luật người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài.
- Người quản lý cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương theo hợp đồng.
- Người lao động hoạt động không chuyên trách tại phường, xã, thị trấn.
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia BHXH bắt buộc thuộc nhóm đối tượng sau:
- Khi có giấy phép lao động, giấy phép hành nghề, chứng chỉ hành nghề do cơ quan chức năng tại Việt Nam cấp. Đồng thời, hợp đồng lao động với người sử dụng lao động Việt Nam, có thời hạn từ 1 năm trở lên đến không xác định.
- Trừ các trường hợp sau đây: người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp (quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia…) di chuyển tạm thời sang lãnh thổ Việt Nam, đã được tuyển dụng trước đó 12 tháng. Trường hợp người lao động nước ngoài đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điều 169, luật lao động 2019 sẽ không tham gia BHXH bắt buộc.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là NLĐ (Nguồn: Internet)
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là NSDLĐ
Đối với người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ áp dụng cho 2 trường hợp:
Trường hợp người sử dụng lao động là người Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước hay đơn vị sự nghiệp vũ trang nhân dân Việt Nam.
- Các tổ chức chính trị, chính trị nghề nghiệp, chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác…
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Công ty, hộ kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức hợp tác, cá nhân thuê và sử dụng người lao động.
Với người sử dụng lao động là người nước ngoài, là các nhóm đối tượng sau đây có thuê mướn người lao động theo hợp đồng lao động, bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác do người nước ngoài điều hành.
- Cơ quan, tổ chức quốc tế/ nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ chức hợp tác do người ngoài quản lý.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là NSDLĐ (Nguồn: Internet)
Lời kết
Thiết chế bảo hiểm xã hội bắt buộc là chính sách an sinh cần thiết để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người lao động khi tham gia thị trường. Đồng thời giảm các tranh chấp giữa nhóm người lao động và sử dụng lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước quy định rõ về nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc yêu cầu tổ chức cá nhân cần tuân thủ. Mọi thắc mắc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bạn đọc có thể liên hệ với Kế Toán Thuận Thiên để được tư vấn chi tiết, làm rõ thông tin bảo vệ quyền lợi.
Xem thêm: