Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng bị cưỡng chế hóa đơn, gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng Kế toán Thuận Thiên tìm hiểu cưỡng chế hóa đơn là gì, các trường hợp bị cưỡng chế hóa đơn và cách xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn hoặc bị cưỡng chế hóa đơn nhầm.
Cưỡng chế hóa đơn là gì?
Cưỡng chế hóa đơn là một biện pháp mà cơ quan thuế áp dụng đối với những doanh nghiệp có hành vi vi phạm hành chính về nghĩa vụ thuế. Khi doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không được phép sử dụng hóa đơn cho đến khi cơ quan thuế có quyết định cho doanh nghiệp sử dụng lại.
Rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng bị cưỡng chế hóa đơn.
Khi nào doanh nghiệp bị cưỡng chế hóa đơn
Theo Khoản 1, Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế thuế nói chung và cưỡng chế hóa đơn nói riêng như sau:
Đối với cá nhân nộp thuế, doanh nghiệp nộp thuế vi phạm hành chính nằm trong các trường hợp sau sẽ bị cưỡng chế hóa đơn:
- Doanh nghiệp, cá nhân nợ tiền thuế, chậm nộp tiền thuế sau thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Doanh nghiệp, cá nhân còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp thuế và có các hành vi cố tình bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
- Doanh nghiệp, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi có quyết định xử phạt của cơ quan có thẩm quyền
- Trường hợp doanh nghiệp, cá nhân có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế với thời hạn nhiều hơn 10 ngày nhưng người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt theo thời hạn thì sẽ bị cưỡng chế thi hành xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp doanh nghiệp, cá nhân được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt).
Bên cạnh đó, theo Khoản 2,3,4 và 5 của Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC, các trường hợp vi phạm sau đây cũng sẽ bị cưỡng chế hóa đơn, cụ thể là:
- Các tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Các tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: khi quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền phạt, tiền thuế, tiền chậm nộp thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế, người nộp thuế chưa nộp đủ cho ngân sách nhà nước thì tổ chức bảo lãnh sẽ bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Trường hợp kho bạc nhà nước không thực hiện trích chuyển tiền từ tài khoản mở tại kho bạc của người bị cưỡng chế để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.
- Các tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Doanh nghiệp xử lý thế nào khi bị cưỡng chế hóa đơn?
Để tránh tình trạng chậm trễ trong hoạt động kinh doanh do bị cưỡng chế hóa đơn, người nộp thuế, tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn bán lẻ.
Tại Công văn 1695/TCT-QLN đã nêu rõ: Đơn vị kinh doanh bị cưỡng chế hóa đơn sẽ được tiếp tục sử dụng hóa đơn lẻ khi người nộp thuế có văn bản yêu cầu sử dụng từng hóa đơn lẻ cho các lô hàng, các hạng mục công trình để có nguồn tiền trả lương cho nhân viên và các chi phí để đảm bảo sản xuất kinh doanh hoạt động liên tục.
Theo đó, doanh nghiệp cần cam kết bằng văn bản nộp ngay toàn bộ số thuế phát sinh ở hóa đơn lẻ được sử dụng và nộp 1 phần tiền nợ thuế tối thiểu là 15% của doanh thu trên hóa đơn được sử dụng.
Bạn cần lưu ý rằng khi sử dụng hóa đơn bán lẻ doanh nghiệp cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định và cam kết của mình nếu không sẽ bị cưỡng chế luôn việc sử dụng hóa đơn bán lẻ.
Doanh nghiệp nên xử lí thế nào khi bị cưỡng chế hóa đơn (Nguồn: Internet)
Cách xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn nhầm
Nhiều doanh nghiệp dù chưa vi phạm hành chính về thuế nhưng vẫn nhận được thông báo cưỡng chế hóa đơn, trường hợp này doanh nghiệp cần lập công văn xin mở hóa đơn bị cưỡng chế và gửi ngay đến cơ quan thuế có thẩm quyền. Sau khi nhận được công văn yêu cầu mở hóa đơn cưỡng chế, cơ quan thuế sẽ tra cứu hóa đơn bị cưỡng chế và ra thông báo mở hóa đơn cho doanh nghiệp.
Bài viết trên đã cho bạn biết cưỡng chế hóa đơn là gì, các trường hợp bị cưỡng chế và cách xử lý khi bị cưỡng chế hóa đơn. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích để việc quản lý hóa đơn cho doanh nghiệp được hiệu quả hơn.
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ hóa đơn điện tử tại Thuận Thiên có thể liên hệ qua số hotline: 0902.91.91.52 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí. Chúng tôi luôn cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất cũng như tiết kiệm nhất, quy trình luôn rõ ràng minh bạch, luôn đúng hạn, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời trong và sau khi hoàn thành dịch vụ.
Xem thêm: