Các cá nhân, tổ chức muốn hoạt động kinh doanh với mô hình công ty cần thực hiện đăng ký với cơ quan chức năng. Đây là bước đầu quan trọng và đặt ra nhiều thách thức với các đơn vị, khi làm việc với cơ quan chức năng. Để xử lý các vấn đề liên quan đến thành lập mới, giải thể, sửa đổi bổ sung liên quan đến doanh nghiệp sẽ làm việc với cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan gì? Cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm như thế nào? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu về cơ quan đăng ký kinh doanh qua bài viết sau đây nhé!
Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan gì?
Mỗi bộ ngành cơ quan nhà nước sẽ thực hiện chức năng riêng trong quản lý doanh nghiệp. Vậy, vai trò của cơ quan đăng ký kinh doanh là gì?
Thực tế, cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp mới, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, cá nhân hay tổ chức. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định tại luật doanh nghiệp 2020.
Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức, thành lập ở tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, dưới tên gọi là phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố. Mỗi phòng đăng ký kinh doanh sẽ có con dấu pháp nhân riêng và tài khoản riêng trên cổng thông tin quốc gia.
Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan gì? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Cơ quan đăng ký kinh doanh gồm những cơ quan nào?
Cụ thể, phòng đăng ký kinh doanh sẽ gồm những cơ quan nào và đặc trưng nhiệm vụ ra sao?
Căn cứ pháp lý tại quy định tại Điều 13 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì các cơ quan đảm nhiệm nhiệm vụ và có thẩm quyền liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là:
- Phòng đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là: Cơ quan này có thể tổ chức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ở các địa điểm khác nhau trên địa bàn tỉnh. Với 2 thành phố lớn như Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh thì cơ quan chức năng có thể tổ chức thêm 1 hoặc 2 phòng đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự, để nâng cao hiệu suất xử lý hồ sơ. Việc thành lập này do thành phố và bộ kế hoạch đầu tư cấp tỉnh thống nhất.
- Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện thường là phòng tài chính, thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện. Vai trò đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể, theo quy định tại Điều 15, Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh
Nhà nước quy định rõ về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:
- Cơ quan trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, xem xét và thẩm định tính chính xác của hồ sơ xin cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh, đồng thời quyết định có cấp hay từ chối cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho cá nhân, đơn vị.
- Phối hợp, quản lý xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về quản lý doanh nghiệp. Cơ quan chuẩn hóa và cập nhật dữ liệu doanh nghiệp tại địa phương sang cơ sở dữ liệu chung của quốc gia, về đăng ký doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin liên quan đến đăng ký doanh nghiệp cho cơ sở dữ liệu quốc gia trong phạm vi quản lý địa phương cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cục thuế, các cơ quan liên quan, cá nhân yêu cầu theo quy định trong luật.
- Cơ quan đăng ký có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp báo cáo về việc tuân thủ quy định theo luật doanh nghiệp 2020 và các nghị định liên quan, theo điểm c, khoản 1, điều 209 luật này.
- Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra trực tiếp hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền liên quan kiểm tra doanh nghiệp về các nội dung đăng ký kinh doanh, hướng dẫn cá nhân, tổ chức về hồ sơ, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
- Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bất cứ công ty nào có dấu hiệu vi phạm, phải tạm ngừng kinh doanh ngành nghề đầu tư có điều kiện, theo quy định tại Khoản 9, Điều 7, Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 62, Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
- Chức năng đăng ký các loại hình kinh doanh khác theo quy định luật doanh nghiệp.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tỉnh sẽ không dừng lại ở việc cấp và thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh mà còn tiếp tục giám sát, quản lý khi công ty đã đi vào hoạt động.
Quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty 100 vốn nước ngoài
Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?
Như vậy, cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể sẽ là phòng đăng ký kinh doanh – sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh và phòng tài chính – ủy ban nhân dân cấp huyện. Thời hạn 3-5 ngày sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xét duyệt và thẩm định hồ sơ có chính xác, hợp lệ hay không trước khi quyết định cấp hay từ chối cấp đăng ký kinh doanh.
Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh?
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc hồ sơ thành lập hộ kinh doanh tại phòng tài chính thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi đặt trụ sở chính.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tuyến trên website, tài khoản của phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
Lời kết
Hiểu về quyền và nghĩa vụ, vai trò của cơ quan đăng ký kinh doanh là điều cần thiết cho cá nhân, tổ chức khi thành lập doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cá nhân, đơn vị hoàn thiện hồ sơ, nộp đúng bộ phận quản lý và xử lý các yêu cầu hành chính để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hiệu quả. Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về cơ quan đăng ký kinh doanh, vai trò, nhiệm vụ của các cấp. Khách hàng có nhu cầu đăng ký thành lập công ty, liên hệ ngay với Thuận Thiên để được chuyên viên luật tư vấn luật, hoàn thiện hồ sơ và làm việc với cơ quan chức năng để nhận giấy chứng nhận đăng ký nhanh chóng.
Xem thêm: