Ngày nay, việc thành lập chi nhánh công ty trở nên khá phổ biến. Cùng Kế Toán Thuận Thiên tìm hiểu chi nhánh công ty là gì, cách đặt tên chi nhánh, các hồ sơ, thủ tục thành lập chi nhánh công ty, những lưu ý về thuế và giải đáp một số câu hỏi thường gặp về chi nhánh công ty trong bài viết sau.
Chi nhánh công ty là gì?
Dựa theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về chi nhánh công ty như sau:
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Ngày nay, việc thành lập chi nhánh công ty trở nên khá phổ biến.
Xem thêm: Trụ sở công ty
Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh công ty
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, khi thành lập chi nhánh bạn lưu ý là không thể đăng ký ngành nghề kinh doanh chi nhánh khác với ngành nghề kinh doanh của công ty.
Tên chi nhánh công ty
Theo Điều 40 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về tên chi nhánh như sau:
“- Tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
– Tên chi nhánh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
– Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh. Tên chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành.”
Ngoài ra, theo Điều 20 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT quy định bổ sung về tên chi nhánh như sau:
“- Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
– Phần tên riêng trong tên chi nhánh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Xem thêm: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại dịch vụ
Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định như sau:
Khi thành lập chi nhánh công ty, văn phòng đại diện ở trong nước, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký hoạt động kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ gồm có:
a) Thông báo về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và bản sao biên bản họp về việc thành lập; bản sao hồ sơ pháp lý cá nhân của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho doanh nghiệp.
Trường hợp bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện thì cơ quan đăng ký phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do.
Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thay đổi.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày xác định địa điểm kinh doanh.
Cần chuẩn bị thông báo về việc thành lập chi nhánh khi thành lập chi nhánh công ty.
Xem thêm: Thành lập công ty tại Tây Ninh
Lưu ý về thuế khi thành lập chi nhánh công ty
Một số lưu ý quan trọng về thuế khi thành lập chi nhánh công ty là:
- Trường hợp chi nhánh hạch toán độc lập thì chi nhánh kê khai trực tiếp lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,… với cơ quan thuế quản lý chi nhánh. Trường hợp công ty chi nhánh hạch toán phụ thuộc công ty mẹ thì tùy vào địa điểm của công ty chi nhánh (cùng tỉnh, thành phố – khác tỉnh, thành phố với công ty mẹ) hoặc tùy vào ngành nghề sản xuất kinh doanh mà kê khai thuế khác nhau.
- Khai báo và nộp thuế môn bài: Công ty chi nhánh kê khai lệ phí môn bài một lần khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo quy định tại Điều 4 khoản 1 điểm c Thông tư số 302/2016/TT-BTC thì lệ phí môn bài đối với chi nhánh là 1.000.000 VNĐ/năm.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chi nhánh công ty. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dịch vụ kế toán thuế, việc thành lập công ty trọn gói, dịch vụ báo cáo thuế cuối năm tại TP.HCM hoặc các vấn đề khác có liên quan thì liên hệ ngay Kế toán Thuận Thiên qua số hotline: 0902.91.91.52 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.
Xem thêm: