Skip links

Quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ và những điều cần lưu ý

Bạn là doanh nghiệp nhỏ và mới nhưng đang băn khoăn về chọn chế độ kế toán phù hợp. Pháp luật có những quy định như thế nào về chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Tiêu chí để xác định doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ

Nhà nước quản lý các doanh nghiệp theo quy mô hoạt động của các đơn vị. Doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm phần lớn công ty đang hoạt động trên thị trường kinh tế hiện nay. Vậy, tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ?
Căn cứ nghị định 39/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau sẽ được xác định có quy mô siêu nhỏ:

  • Doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: Có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trên năm là không quá 10 người. Điều kiện thứ 2 là tổng doanh thu 1 năm của doanh nghiệp không quá 10 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ.
  • Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản và công nghiệp, xây dựng: Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân 1 năm không quá 10 người và doanh thu không quá 3 tỷ hoặc tổng vốn không quá 3 tỷ.

Xem thêm: Các loại hình doanh nghiệp

Quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Việc lựa chọn chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được quy định như thế nào? Dưới đây là những quy định được nhà nước xác định rõ cho chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ:

Quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ (Nguồn: Internet)

Chứng từ kế toán

Căn cứ thông tư số 132/2018/TT-BTC, việc lập và ký chứng từ kế toán, nội dung chứng từ kế toán của doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được quy định tại điều 16, 17, 18, 19 Luật kế toán và được hướng dẫn cụ thể tại thông tư này.
Nội dung chứng từ kế toán cần có các thông tin cơ bản sau: Tên và số hiệu chứng từ kế toán, ngày/ tháng/ năm lập chứng từ, Tên/ địa chỉ cơ quan lập chứng từ, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, số tiền/ đơn giá nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng sổ kế toán, tổng số tiền chứng từ dùng để thu, chi tiền được ghi bằng số và chữ ký, họ tên người lập, người duyệt…
Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được phép tự dựng biểu mẫu chứng từ sao cho phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Yêu cầu chứng từ kế toán đảm bảo minh bạch, rõ ràng, thông tin chính xác. Nếu doanh nghiệp không tự dựng biểu mẫu, có thể sử dụng mẫu được quy định tại thông tư này.
Một số chứng từ kế toán theo mẫu tại thông tư 132/2018/TT-BTC: Phiếu thu tiền mặt – Mẫu số 01-TT, phiếu chi tiền mặt – Mẫu số 02-TT, phiếu nhập kho – Mẫu số 01-VT, phiếu xuất kho – Mẫu số 02-VT, biên bản giao nhận tài sản cố định – Mẫu số 01-TSCĐ, bảng thanh toán tiền lương và các khoản tiền của người lao động – Mẫu số 01-LĐTL… Một số chứng từ khác như: Hóa đơn thuế GTGT, giấy nộp thuế, giấy báo nợ ngân hàng.

Sổ kế toán

Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ nộp thuế TNDN theo phương pháp tính dựa trên thu nhập tính thuế, áp dụng sổ kế toán theo danh mục và ký hiệu sau:
Nhật ký sổ cái – Mẫu số S01- DNSN

  • Sổ chi tiết dụng cụ, hàng hóa, nguyên liệu – Mẫu số S02-DNSN
  • Sổ tài sản cố định – Mẫu số S03-DNSN
  • Sổ chi tiết thanh toán người mua – bán – Mẫu số S04-DNSN
  • Sổ chi tiết thanh toán các khoản nợ phải trả – Mẫu số S05-DNSN
  • Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (phương pháp khấu trừ thuế) – Mẫu số S06a-DNSN
  • Sổ chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Phương pháp trực tiếp) – Mẫu số S06b-DNSN.
  • Sổ chi tiết hoạt động sản xuất kinh doanh – Mẫu số S07-DNSN
  • Sổ theo dõi thuế GTGT được khấu trừ – Mẫu số S08-DNSN
  • Sổ theo dõi thuế GTGT đầu ra – Mẫu số S09-DNSN
  • Sổ tiền gửi ngân hàng – Mẫu số S10-DNSN

Doanh nghiệp siêu nhỏ được phép xây dựng sổ kế toán phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp. Nội dung, hệ thống sổ, việc mở sổ, khóa sổ, lưu trữ, bảo quản… được quy định theo luật kế toán và hướng dẫn tại thông tư 132/2018/TT-BTC.

Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là tài liệu cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp cho chủ doanh nghiệp, cổ đông/ thành viên và cơ quan chức năng quản lý. Nội dung của báo cáo tài chính doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ gồm: Tình hình tài sản, nợ phải trả, các khoản doanh thu và thu nhập, vốn chủ sở hữu, các khoản chi phí, lãi & lỗ, phân chia kết quả kinh doanh.
Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN (theo phương pháp tính thuế dựa trên thu nhập) cần lập báo cáo tài chính, nộp cơ quan chức năng. Thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Yêu cầu, doanh nghiệp cần lập báo cáo tài chính và phụ biểu theo danh mục sau:

  • Báo cáo tình hình tài chính – Mẫu số B01 – DNSN
  • Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty – Mẫu số B02 – DNSN
  • Bảng cân đối tài khoản – Mẫu số F01- DNSN
  • Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN – Mẫu số F02 – DNSN

Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % doanh thu bán hàng hóa/ dịch vụ thì không bắt buộc nộp báo cáo tài chính. Mà, công ty có thể lập báo cáo kế toán phục vụ cho việc quản lý, điều hành.

Xem thêm: Phân tích báo cáo tài chính

Tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán

Thông tin kế toán chính xác, hữu ích sẽ giúp công ty vận hành hiệu quả. Do vậy, người làm kế toán là vị trí đóng vai trò quan trọng với các doanh nghiệp. Theo thông tư 132/2018/TT-BTC, doanh nghiệp siêu nhỏ không nhất thiết phải bổ nhiệm kế toán trưởng mà chỉ cần người phụ trách kế toán.
Yêu cầu người phụ trách kế toán của công ty siêu nhỏ: Không vi phạm các quy định trường hợp không được thực hiện kế toán (người thân của người đại diện trước pháp luật, giám đốc, tổng giám đốc, kế toán trưởng trong cùng 1 đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân).

Xem thêm: Kế toán tài chính

Một số lưu ý cho chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Để chọn và thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ hiệu quả, đúng luật, công ty cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

  • Nắm rõ quy định chế độ kế toán phù hợp với doanh nghiệp. Trước tiên cần nắm rõ các tiêu chí để xác định quy mô công ty.
  • Với các doanh nghiệp đang thực hiện chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển sang chế độ doanh nghiệp siêu nhỏ và nộp thuế theo phương pháp dựa theo thu nhập tính thuế, cần thực hiện chuyển số dư tài khoản tại điều 19, thông tư 132/2018/TT-BTC.
  • Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể áp dụng chế độ kế toán của doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban hành theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Các đơn vị có thể sử dụng dịch vụ kế toán hoặc kế toán trưởng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, công ty cần thực hiện chế độ kế toán nhất quán trong năm tài chính. Việc thay đổi chế độ kế toán chỉ được thực hiện ở đầu năm tài chính mới.

Một số lưu ý cho chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ

Một số lưu ý cho chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ (Nguồn: Internet)

Lời kết

Kế toán là nghiệp vụ đặc biệt quan trọng cho doanh nghiệp và cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, thông tin kế toán sẽ là căn cứ để nhà nước quản lý công ty hoạt động có thực sự minh bạch hay không. Lựa chọn chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ phù hợp với đặc điểm công ty, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và đúng luật. Các công ty mới thành lập, có thể sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói tại Thuận Thiên để được hỗ trợ thực hiện nghiệp vụ đúng, nhanh chóng, chính xác.

Xem thêm:

Xem thêm:
5/5 – (1 bình chọn)

Những câu hỏi thường gặp

Cũng như các chế độ kế toán doanh nghiệp khác, Quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ được thực hiện dựa trên các quy định của Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp và các văn bản liên quan khác của nhà nước.

Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có tổng doanh thu hàng năm không vượt quá 3 tỷ đồng và số nhân viên làm việc không quá 10 người.

Không bắt buộc, tuy nhiên việc sử dụng phần mềm kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp siêu nhỏ quản lý tài chính và kế toán hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp siêu nhỏ cần lưu ý thực hiện đầy đủ các báo cáo tài chính nhưng không yêu cầu phải kiểm toán. Các báo cáo này gồm báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cần chú ý thực hiện đúng quy định về hạch toán và lưu trữ chứng từ kế toán.

Khi thực hiện chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ, cần lưu ý các điểm sau:

  • Thực hiện đầy đủ các chứng từ liên quan đến giao dịch kinh doanh.
  • Giữ gìn và lưu trữ các chứng từ liên quan đến giao dịch kinh doanh.
  • Thực hiện hạch toán đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Lưu ý đến việc thực hiện hạch toán cho các khoản lãi vay, thuế, chênh lệch tỷ giá,…
  • Cập nhật thường xuyên bảng cân đối kế toán để theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Thực hiện quản lý, kiểm soát, bảo vệ tài sản của doanh nghiệp.
  • Lưu ý đến việc thực hiện kê khai, nộp thuế đúng hạn.
  • Lưu trữ các chứng từ liên quan đến thuế đầy đủ và đúng quy định.
  • Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với các cơ quan nhà nước.
  • Lưu ý đến việc giữ gìn uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể sử dụng các phần mềm kế toán như Misa, Quickbook, HTKK…

Tác Giả Hồng Loan
Hiện đang công tác tại Thuận Thiên, với hơn 9 năm kinh nghiệm làm việc hi vọng sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu hơn các vấn đề về Pháp Lý, Thuế Và Kế Toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI
Chỉ từ: 300.000Đ/Tháng
Dịch vụ kế toán trọn gói tại Thuận Thiên
Đăng ký thành lập công ty trọn gói để nhận được
3 tháng DỊCH VỤ thuế miễn phí.

Bình Luận - Hỏi Đáp

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thành lập công ty trọn gói
Chỉ với: 990.000đ
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Các Bài Viết Cùng Chủ Đề

Đối với lĩnh vực tài chính thì có những loại chứng chỉ kế toán gì? Cùng tìm hiểu 8 loại chứng chỉ mà sinh viên tài chính nhất định phải...
Quy trình kế toán là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn các bước chuẩn nhất...
Kế toán ngân hàng là gì? Nhiệm vụ và công việc chính gồm những gì? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua bài viết sau...
Bài viết này khám phá ý nghĩa của nguyên lý kế toán và các chức năng, nhiệm vụ mà chúng đảm nhiệm trong việc xây dựng hệ thống kế toán...
Phần mềm kế toán là gì và top 10 phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay gồm những cái tên nào? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua nhé...
Khoản phải thu là gì? Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn có sự giống nhau và khác nhau như thế nào? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu nhé...

Bắt đầu bằng câu chuyện hoặc khó khăn của bạn
Liên hệ với Thuận Thiên ngay bạn nhé ♥️

Vui lòng điền thông tin vào form, Thuận Thiên sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc bạn có thể gọi trực tiếp qua Hotline: 0902.91.91.52

* Thông tin khách hàng cung cấp được Thuận Thiên bảo mật và không chia sẽ với bất cứ tổ chức nào khác