Báo cáo tài chính vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó có những đánh giá và đưa ra chiến lược hiệu quả. Thời hạn nộp báo cáo tài chính đã được quy định rõ tại Thông tư 200/2014/TT-BTC. Vậy nộp báo cáo tài chính muộn có bị phạt không? Hãy cùng Kế toán Thuận Thiên tìm hiểu chi tiết thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng như các mức phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính trong bài viết sau.
Báo cáo tài chính là gì?
Theo Điều 3 Khoản 1 Luật Kế toán 2015, BCTC là thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày dưới dạng bảng biểu, sơ đồ, biểu mẫu để mô tả các thông tin về tình hình kinh doanh, dòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Mục đích của báo cáo tài chính
Theo Điều số 97, Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về mục đích báo cáo tài chính của doanh nghiệp như sau:
- Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Từ đó, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và nhu cầu của người sử dụng báo cáo tài chính để đưa ra các quyết định kinh tế quan trọng.
- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về: tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí hoạt động khác. Thể hiện tình trạng lãi lỗ và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; thuế và các khoản tiền phải nộp nhà nước; các tài sản khác liên quan đến doanh nghiệp; dòng tiền ra vào luân chuyển như thế nào trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Xem thêm: Phân tích báo cáo tài chính
Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Đối với doanh nghiệp nhà nước
Hạn nộp của BCTC theo quý
- Doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với Công ty mẹ và Tổng công ty Nhà nước, thời hạn này tăng lên 45 ngày.
- Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty Nhà nước và trực thuộc doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính theo thời gian do trụ sở chính và công ty mẹ quy định.
Hạn nộp của BCTC theo năm
- Kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán, đơn vị kế toán có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và nộp chậm nhất là 30 ngày. Thời hạn sẽ tăng lên 90 ngày đối với Tổng công ty nhà nước và công ty mẹ.
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính nâng lên của Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ do chính công ty đó tự quy định.
Đối với các loại hình doanh nghiệp khác
- Trường hợp doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh thì đơn vị kế toán có thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Với các đơn vị kế toán khác thì thời hạn nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trực thuộc sẽ do đơn vị kế toán cấp trên quy định.
Kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán, đơn vị kế toán có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và nộp chậm nhất là 30 ngày.
Xem thêm: Các nghiệp vụ kế toán
Các mức xử phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính
Các mức xử phạt khi chậm nộp báo cáo tài chính năm 2022 Căn cứ theo điều 12 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP của Chính phủ, quy định về các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập và về xử phạt hành vi vi phạm quy định về việc nộp và công khai báo cáo tài chính như sau:
1. Phạt từ 5.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trễ hạn dưới 3 tháng so với thời hạn được quy định;
b) Công khai báo cáo tài chính trễ hạn dưới 3 tháng so với thời gian được nhà nước quy định.
2. Phạt từ 10.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Công khai báo cáo tài chính doanh nghiệp không đầy đủ theo nội dung đã quy định;
b) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không đính kèm các báo cáo kiểm toán đối với những trường hợp mà pháp luật đã quy định cần phải kiểm toán báo cáo tài chính;
c) Nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trễ hạn từ 3 tháng trở lên so với thời gian được nhà nước quy định;
d) Công khai báo cáo tài chính doanh nghiệp nhưng không kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp doanh nghiệp được pháp luật yêu cầu phải kiểm toán báo cáo tài chính;
e) Công khai báo cáo tài chính trễ hạn từ 3 tháng trở lên so với thời hạn do nhà nước quy định.
Phạt từ 10.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ nếu doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính không đầy đủ.
3. Phạt tiền 20.000.000 VNĐ đến 30.000.000 VNĐ đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Thông tin, số liệu công khai trong báo cáo tài chính doanh nghiệp sai với sự thật;
b) Cung cấp, công bố báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam có các số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.
4. Phạt tiền 40.000.000 VNĐ – 50.000.000 VNĐ đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Không nộp báo cáo tài chính doanh nghiệp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Doanh nghiệp không công khai báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước.
Bài viết trên đã cho bạn biết báo cáo tài chính là gì, mục đích của báo cáo tài chính và thời hạn nộp báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước cũng như mức phạt theo quy định của pháp luật khi chậm nộp báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cần nắm rõ.
Nếu bạn doanh nghiệp bạn đang gặp khó khăn, vấn đề trong việc lập báo cáo tài chính để trình nộp hoặc các vấn đề liên quan đến kế toán thuế thì hãy liên hệ với Thuận Thiên chúng tôi
qua số hotline: 0902.91.91.52 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Xem thêm: