Bên cạnh chính sách bảo hiểm xã hội, nhà nước còn đưa ra nhiều chính sách khác nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm gánh nặng kinh tế khi rủi ro bệnh tật, ốm đau cho người dân. Tham gia bảo hiểm y tế mang lại nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Người lao động tại công ty tham gia BHYT là điều cần thiết. Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ: “Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là gì? Mức đóng và quy định chung về BHYT như thế nào?” Để tham gia và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quyền lợi. Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu về BHYT qua bài viết chia sẻ dưới đây nhé!
Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là gì?
Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là một hình thức bảo hiểm y tế bắt buộc mà người lao động bắt buộc phải tham gia khi làm việc tại các công ty. Theo đó, số tiền đóng bảo hiểm của người lao động sẽ được doanh nghiệp chi trả 1 phần.
Chính sách bảo hiểm doanh nghiệp nhằm bảo vệ người lao động trong các trường hợp ốm đau, khám bệnh, điều trị… có thể giảm 1 phần gánh nặng về kinh tế.
Bảo hiểm y tế doanh nghiệp là gì? (Nguồn: Internet)
Xem thêm: mất sổ bảo hiểm xã hội
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nhà nước quy định có 6 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHYT doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Nhóm người lao động và sử dụng lao động theo hợp đồng việc làm. Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng làm việc trở lên sẽ bắt buộc tham gia BHYT theo quy định.
- Nhóm cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
- Nhóm tham gia được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
- Nhóm người sử dụng lao động đóng.
Xem thêm: đăng ký bảo hiểm thất nghiệp
Mức đóng bảo hiểm y tế doanh nghiệp
Vậy, mức đóng bảo hiểm y tế doanh nghiệp sẽ là bao nhiêu? Theo luật bảo hiểm xã hội, mức đóng BHYT được xác định theo tỷ lệ % tiền lương đóng BHXH, hoặc tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở của người tham gia.
Căn cứ pháp lý tại luật BHYT 2008 và nghị định 146/2018 NĐ-CP có quy định chi tiết về mức đóng của các đối tượng như sau:
- Với nhóm người lao động, người sử dụng lao động, nhóm do quỹ bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách nhà nước đóng thì mức đóng BHYT sẽ là 4.5% tiền lương hàng tháng là căn cứ đóng BHXH.
- Với nhóm hộ gia đình, mức đóng BHYT sẽ được quy định như sau: người thứ nhất đóng 4.5% mức lương cơ sở, người thứ 2, 3, 4 sẽ đóng lần lượt 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ 1, từ người thứ 5 trở đi tất cả đều đóng mức 40% mức đóng của người đầu tiên.
- Với nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng sẽ có quy định như sau: thuộc hộ gia đình cận nghèo hỗ trợ tối thiểu 70% tiền lương cơ sở, nhóm học sinh/ sinh viên/ nông – lâm – ngư – diêm nghiệp có mức thu nhập trung bình sẽ được hỗ trợ tối thiểu 30% mức lương cơ sở.
Với người lao động trong doanh nghiệp hàng tháng cần nộp cho cơ quan chức năng là 4.5% tiền lương hàng tháng. Trong đó: người lao động đóng 1.5% + người sử dụng đóng 3%.
Một số lưu ý cho người lao động trong doanh nghiệp:
- Thời gian nghỉ việc do ốm đau từ 14 ngày trở lên/ tháng thì sẽ không phải đóng bảo hiểm y tế và vẫn được hưởng quyền lợi từ BHYT.
- Với người lao động đang nghỉ thai sản theo luật BHXH quy định, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng sẽ là 4,5% tiền lương hàng tháng trước khi nghỉ thai sản.
- Với đối tượng người lao động đang bị đình chỉ, bắt tạm giam, điều tra hành vi sai phạm… mức đóng sẽ là 4.5% của 50% mức lương cơ sở. Trường hợp cơ quan chức năng điều tra không vi phạm, thì số tiền đóng BHYT sẽ được truy lĩnh.
Mức đóng bảo hiểm y tế doanh nghiệp (Nguồn: Internet)
Xem thêm: cách tính lương đóng bảo hiểm xã hội
Một số quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp
Tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp, đối tượng người lao động sẽ được hưởng nhiều quyền lợi đã được quy định rõ trong luật BHYT 2008. Cụ thể, một số quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp như sau:
Bảo hiểm y tế doanh nghiệp được hưởng bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý tại Điều 22, Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, mức hưởng của người tham gia BHYT doanh nghiệp sẽ như sau:
- Trường hợp đi khám chữa bệnh đúng tuyến tại các cơ sở y tế được hưởng 80% tổng chi phí khám và chữa bệnh.
- Trường hợp đi khám, chữa bệnh trái tuyến được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện cấp trung ương và 100% chi phí điều trị tại bệnh viện tuyến huyện, tỉnh.
- Trường hợp điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến trung ương/ tuyến tỉnh, người bệnh sẽ phải chi trả 100% chi phí điều trị.
Bảo hiểm y tế doanh nghiệp khi thất nghiệp
Căn cứ Điều 50, Quyết định 595, luật BHXH, nếu trong tháng doanh nghiệp báo giảm số người lao động tham gia BHXH thì thẻ BHYT của người lao động bị giảm đó có giá trị sử dụng đến hết tháng. Có nghĩa, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động sẽ được phép dùng thẻ BHYT cho đến hết hạn cuối là ngày trên thẻ BHYT.
Các cơ sở điều trị có trách nhiệm tra cứu đối tượng người lao động trong diện nào để quyết định phương thức thanh toán: thanh toán với đối tượng đang đóng thẻ BHYT và thẻ còn giá trị hoặc không thanh toán với đối tượng doanh nghiệp báo giảm nhưng thẻ vẫn còn giá trị sử dụng.
Lời kết
Tham gia bảo hiểm y tế doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp, người lao động và hệ thống an sinh xã hội. Tìm hiểu kỹ về quyền lợi, mức đóng tham gia BHYT doanh nghiệp để thực hiện đúng, đủ bảo vệ lợi ích của bản thân. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích giúp người lao động và sử dụng lao động hiểu rõ chính sách an sinh này. Bạn đọc có thắc mắc về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… liên hệ ngay với kế toán Thuận Thiên để được chuyên gia luật tư vấn chi tiết.
Xem thêm: