Skip links

Bảo hiểm bắt buộc là gì? Tại sao cần đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh quan trọng của nhà nước, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống ổn định cho người lao động. Hình thức bảo hiểm bắt buộc áp dụng cho nhóm đối tượng người lao động nhất định. Hiểu về bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ giúp người tham gia bảo vệ quyền lợi của mình hiệu quả. Vậy, bảo hiểm bắt buộc là gì? Có những đặc điểm như thế nào và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những quyền lợi gì? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu về hình thức bảo hiểm này, qua bài viết sau nhé!

Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Căn cứ khoản 2, điều 3, luật bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội bắt buộc được định nghĩa là: “loại hình bảo hiểm xã hội do nhà nước thiết kế, tổ chức mà người lao động bắt buộc phải tham gia.”

Một số đặc điểm của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Căn cứ pháp lý tại luật bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm bắt buộc có những đặc điểm cơ bản sau đây:

  • Tính chất bắt buộc: việc tham gia bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào ý chí của người lao động mà người lao động và sử dụng lao động bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật. Trường hợp đối tượng bắt buộc tham gia nhưng trốn tránh tham gia bảo hiểm xã hội, sẽ bị xử phạt hành chính.
  • Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội: người sử dụng lao động lựa chọn các hình thức đóng phù hợp (hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc 1 năm 1 lần), mức đóng được ấn định cụ thể, căn cứ theo mức thu nhập hàng tháng của người lao động. Cụ thể tại các điều 85 luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và cách đóng của người lao động, điều 86 quy định về mức và phương thức đóng của người sử dụng lao động.
  • Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng nhiều chế độ hơn: cụ thể nhóm đối tượng này sẽ được hưởng các chế độ theo luật bảo hiểm xã hội 2014 (ốm đau, thai sản, lương hưu, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp). Tùy trường hợp nhất định mà pháp luật sẽ đưa ra điều kiện cụ thể để được hưởng chế độ.

Một số đặc điểm của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một số đặc điểm của bảo hiểm xã hội bắt buộc (nguồn: Internet)

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm bắt buộc

Mức đóng và phương thức đóng BHXH bắt buộc của người lao động:

“Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:

a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.

5. Người lao động hưởng tiền lương theo sản phẩm, theo khoán tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

6. Việc xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng lương hưu và trợ cấp tuất hằng tháng thì một năm phải tính đủ 12 tháng; trường hợp người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng thì người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất.

7. Việc tính hưởng chế độ hưu trí và tử tuất trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ được tính như sau:

a) Từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm;

b) Từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.”

Phương thức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động:

Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bênh nghề nghiệp:

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.

4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.

5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

6. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này.”

Xem thêm: Cách tính lương đóng bảo hiểm xã hội

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Vậy, nhóm đối tượng nào sẽ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Theo quy định luật bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam thuộc các trường hợp sau:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc có thời hạn tối thiểu từ 3 tháng đến 12 tháng. Kể cả hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người đại diện pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi, theo quy định.
  • Người lao động làm việc theo hợp đồng từ 0-3 tháng.
  • Cán bộ, công nhân, viên chức làm việc trong các cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước.
  • Công nhân quốc phòng/ công an, người làm trong các tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, chiến sĩ quân đội/ công an phục vụ có thời hạn, học viên quân đội/ công an/ cơ yếu đang học được hưởng phí sinh hoạt…
  • Người làm việc ở nước ngoài, theo hợp đồng được quy định tại luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đi làm việc theo hợp đồng.
  • Người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã có hưởng lương theo hợp đồng lao động.
  • Người lao động hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn…

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (Nguồn: Internet)

Các chế độ được hưởng khi tham gia đóng BHXH bắt buộc là gì?

Vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động sẽ được hưởng những chế độ gì?
Căn cứ pháp lý tại khoản 1, điều 4, luật bảo hiểm xã hội 2014, các chế độ người lao động được hưởng khi tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

  • Chế độ ốm đau: không quy định về thời gian tham gia để hưởng chế độ ốm đau, căn cứ Điều 3, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
  • Chế độ thai sản: người lao động nữ tham gia tối thiểu 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản, căn cứ khoản 2, điều 31, luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Áp dụng với các trường hợp: sinh con, mang thai hộ, nhận nuôi trẻ dưới 6 tháng. Với lao động nam hưởng trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con, nhận nuôi với trường hợp nhờ người mang thai hộ yêu cầu cần đóng bảo hiểm từ 6 tháng đến 12 tháng trước khi vợ sinh con.
  • Chế độ tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp: không quy định về thời gian tối thiểu tham gia để hưởng chế độ này, mà căn cứ vào các tiêu chí khác (thời gian, mức độ thương tật, công việc đang làm…). Với chế độ tai nạn lao động sẽ căn cứ tại điều 45, 46 luật an toàn vệ sinh lao động, để hưởng quyền lợi theo quy định.
  • Chế độ hưu trí: áp dụng cho đối tượng đóng đủ 20 năm và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại điều 169 và 219 luật lao động 2019. Như vậy, người lao động cần đóng đủ 20 năm hoặc 240 tháng tham gia BHXH, tính cả thời gian đóng tự nguyện nếu có.
  • Chế độ tử tuất: bao gồm chế độ mai táng và tử tuất. Trong đó, chế độ mai táng cần đóng đủ từ 12 tháng trở lên và mức hưởng sẽ là 10 lần mức lương cơ sở hàng tháng mà người lao động tham gia hiện tại. Người thân của người lao động sẽ nhận được chế độ tuất nếu đóng đủ 15 năm, chưa hưởng chế độ trợ cấp mai táng.

Lời kết

Bảo hiểm xã hội bắt buộc áp dụng cho nhóm đối tượng người lao động nhất định. Đây là chính sách an sinh quan trọng của nhà nước, sẽ đảm bảo quyền lợi cho người tham gia trong các trường hợp rủi ro bệnh tật, ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp hay tử vong… Hy vọng thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bảo hiểm bắt buộc theo quy định, tham gia và hiểu để bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Xem thêm:

Xem thêm:
Đánh giá
Tác Giả Hồng Loan
Hiện đang công tác tại Thuận Thiên, với hơn 9 năm kinh nghiệm làm việc hi vọng sẽ giúp cho mọi người có thể hiểu hơn các vấn đề về Pháp Lý, Thuế Và Kế Toán
DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI
Chỉ từ: 300.000Đ/Tháng
Dịch vụ kế toán trọn gói tại Thuận Thiên
Đăng ký thành lập công ty trọn gói để nhận được
3 tháng DỊCH VỤ thuế miễn phí.

Bình Luận - Hỏi Đáp

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Thành lập công ty trọn gói
Chỉ với: 990.000đ
Dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Các Bài Viết Cùng Chủ Đề

Đối với lĩnh vực tài chính thì có những loại chứng chỉ kế toán gì? Cùng tìm hiểu 8 loại chứng chỉ mà sinh viên tài chính nhất định phải...
Quy trình kế toán là một phần không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn các bước chuẩn nhất...
Kế toán ngân hàng là gì? Nhiệm vụ và công việc chính gồm những gì? Hãy cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua bài viết sau...
Bài viết này khám phá ý nghĩa của nguyên lý kế toán và các chức năng, nhiệm vụ mà chúng đảm nhiệm trong việc xây dựng hệ thống kế toán...
Phần mềm kế toán là gì và top 10 phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay gồm những cái tên nào? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu qua nhé...
Khoản phải thu là gì? Các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn có sự giống nhau và khác nhau như thế nào? Cùng Thuận Thiên tìm hiểu nhé...

Bắt đầu bằng câu chuyện hoặc khó khăn của bạn
Liên hệ với Thuận Thiên ngay bạn nhé ♥️

Vui lòng điền thông tin vào form, Thuận Thiên sẽ liên hệ lại với bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc bạn có thể gọi trực tiếp qua Hotline: 0902.91.91.52

* Thông tin khách hàng cung cấp được Thuận Thiên bảo mật và không chia sẽ với bất cứ tổ chức nào khác